* Rà soát toàn bộ tháp truyền thông trên toàn quốc
|
Tại hiện trường, cột ăng ten bị bật gốc, gãy gập làm nhiều phần và làm thủng mái một nhà dân, đè lên mái hiên trụ sở Trung tâm dân số và kế hoạch hóa gia đình TP.Uông Bí (ảnh). Lãnh đạo đài cho biết cột ăng ten này được xây dựng khoảng năm 1997 - 1998, bằng công nghệ cũ, do một ban quản lý dự án làm rồi chuyển giao lại, với kinh phí khoảng 30 - 40 triệu đồng, do vậy cũng chưa rõ khả năng chịu bão theo thiết kế như thế nào.
Cùng ngày, Bộ Xây dựng phát đi văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát các tháp truyền thông có độ cao trên 100 m. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) cho biết cũng sẽ yêu cầu rà soát đối với các tháp truyền thông có độ cao từ 35 m trở lên. Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Quang, Phó cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình, cho rằng các địa phương phải rà soát toàn bộ hồ sơ quản lý chất lượng tháp truyền thông, đánh giá lại các tiêu chuẩn thiết kế, phát hiện có vấn đề thì phải gia cố khắc phục và báo cáo về Bộ. Qua kiểm tra một số tháp truyền thông bị gãy đổ trong bão thời gian gần đây, ông Quang cho biết: “Có rất nhiều vấn đề về thiết kế, thậm chí thiết kế sai, không tính toán được độ lắc, chống gió”.
Tối 28.10.2013, sau khi đổ bộ vào Nam Định, bão số 8 (còn gọi là bão Sơn Tinh) đã đánh gãy tháp truyền hình của Đài phát thanh - truyền hình Nam Định cao 180 m, vừa khánh thành đưa vào sử dụng năm 2010 và được coi là ngọn tháp truyền hình cao nhất miền Bắc. Kết quả điều tra đã xác định nguyên nhân gãy đổ chủ yếu do lỗi thiết kế, thi công không đảm bảo. Cụ thể, theo thiết kế, tháp phải chịu được tốc độ gió 120 km/giờ nhưng với tốc độ gió gần 90 km/giờ tháp đã gãy đổ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa làm rõ được trách nhiệm liên đới của những cá nhân, đơn vị liên quan.
Trong khi đó, bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình cũng đã quật đổ cột ăng ten thu phát tín hiệu của Đài tiếng nói VN tại Đồng Hới và đè chết 2 nhân viên của trạm.
Thái Sơn - Bích Ngọc
Bình luận (0)