Gen Z nên chọn học ngành truyền thông ở đâu?

Được nhận định là nhóm ngành "hot" nhất thế kỷ 21, những ngành như quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện... đang có sức hút lớn đối với thí sinh gen Z trong vài năm trở lại đây.

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo tới học nhập môn tại Báo Thanh Niên

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo tới học nhập môn tại Báo Thanh Niên

Có tác động lớn đến xã hội

Không thể phủ nhận vai trò của truyền thông đối với mọi cơ quan, tổ chức thuộc mọi lĩnh vực, và ngay cả với từng cá nhân. Khi mạng xã hội và các kênh thông tin phát triển như vũ bão, kèm theo sự phát triển của công nghệ, thì truyền thông càng trở nên "nóng" hơn bao giờ hết, đặc biệt là truyền thông số.

Chia sẻ về sức nóng và vai trò của các ngành học về truyền thông, PGS-TS Vũ Quang Hào, Trưởng khoa Truyền thông sáng tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), nhận định: "Có thể nói truyền thông là một trong những ngành hot nhất của thế kỷ 21. Nó có ảnh hưởng, tác động đến xã hội ở nhiều phương diện khác nhau. Từ chính trị, kinh tế, môi trường đến y tế, giáo dục, và đặc biệt là môi trường hoạt động kinh doanh".

Theo PGS-TS Vũ Quang Hào, do thấy được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông, nhu cầu nhân lực thực tế cũng như sự quan tâm của người học, hiện nay có hàng chục trường ĐH tuyển sinh và đào tạo về truyền thông.

Gen Z nên chọn học ngành truyền thông ở đâu?- Ảnh 2.

Một buổi học của sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo tại VTV9

"Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, 2 ngành gồm quan hệ công chúng và truyền thông đa phương tiện có số lượng hồ sơ tuyển sinh nằm trong tốp đầu. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của nó đối với thế hệ gen Z năng động, tự tin và đầy sáng tạo hiện nay", ông Hào thông tin.

Được biết, sinh viên của ngành quan hệ công chúng và truyền thông đa phương tiện của NTTU sẽ được học các kiến thức và kỹ năng về báo chí truyền thông, công nghệ thông tin, mỹ thuật ứng dụng để có thể sáng tạo ra các sản phẩm truyền thông hiệu quả trong thời đại số.

Theo thông tin mà PGS-TS Vũ Quang Hào có được thì trong thời gian tới, chỉ riêng một thành phố lớn ở nước ta cần hơn 21.000 nhân lực trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo. Vì thế, cơ hội việc làm luôn rộng mở. Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tại các bộ ngành, đơn vị, tổ chức, công ty truyền thông... Đặc biệt là truyền thông cho doanh nghiệp.

Gen Z nên chọn học ngành truyền thông ở đâu?- Ảnh 3.

Talkshow "Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp" tổ chức tại Khoa Truyền thông sáng tạo

Những công việc cụ thể là sản xuất các sản phẩm truyền thông để quảng bá sản phẩm, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, hoặc sáng tạo những sản phẩm truyền thông có tác động nhanh chóng và hiệu quả đến việc thay đổi nhận thức, hành vi của người dân...

Những khác biệt tạo nên sức hút

Theo PGS-TS Vũ Quang Hào, Khoa Truyền thông sáng tạo của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có những điểm nổi bật và khác biệt trong đào tạo. Cụ thể, chương trình đào tạo xác lập được những học phần cốt lõi của ngành truyền thông, sinh viên học là làm được sản phẩm, với tinh thần 5 dễ: dễ học, dễ làm, dễ tiệm cận xu hướng mới, dễ được dùng sản phẩm và dễ có thu nhập.

Gen Z nên chọn học ngành truyền thông ở đâu?- Ảnh 4.

Sinh viên ngành quan hệ công chúng tiếp cận thiết bị tại Phòng thực hành của Khoa Truyền thông sáng tạo

Bên cạnh đó, sự phân bổ thời lượng thích hợp giữa lý luận và thực hành, đặc biệt việc thực hành được chú trọng với sự đầu tư máy móc, thiết bị cập nhật ngay tại khoa giúp sinh viên có thể ứng dụng ngay kiến thức vào việc sản xuất các sản phẩm truyền thông. Chưa kể khoa và trường còn gửi sinh viên tới các cơ quan báo chí, truyền thông để tham quan, học hỏi, trải nghiệm thực tế, cũng như kiến tập, thực tập với sự dẫn dắt của những người giỏi nghề.

"Đặc biệt, một số học phần của chương trình đào tạo sẽ được các chuyên gia tại cơ quan truyền thông lớn đảm nhiệm giảng dạy. Tại đây, sinh viên được các chuyên gia truyền nghề, nhất là tư duy truyền thông, thông qua việc dẫn dắt làm sản phẩm hằng ngày bằng thiết bị kỹ thuật, công nghệ của họ", PGS-TS Hào cho hay.

Một điểm khác biệt nữa, theo PGS-TS Hào, là chương trình đào tạo của Khoa Truyền thông sáng tạo được thiết kế tương thích với môi trường học tập an toàn, ít áp lực, nhiều thú vị. "Chúng tôi học hỏi và áp dụng mô hình của ĐH Lille, một trong 13 trường đào tạo báo chí danh giá nhất nước Pháp và Viện đào tạo báo chí FOJO ở Thụy Điển nhằm mang đến một lựa chọn học tập khác biệt cho những thí sinh gen Z yêu thích ngành truyền thông", PGS-TS Vũ Quang Hào bày tỏ.

Gen Z nên chọn học ngành truyền thông ở đâu?- Ảnh 5.

Trong một giờ học “Cơ sở tạo hình” của sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo

Được biết, sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành không chỉ được giảng dạy bởi những giảng viên cơ hữu được đào tạo bài bản trong lĩnh vực báo chí truyền thông cũng như trong lĩnh vực kế cận, mà còn được học tập với giảng viên chuyên ngành công nghệ thông tin, mỹ thuật ứng dụng. Đặc biệt, có sự tham gia hỗ trợ của mạng lưới với gần 50 chuyên gia báo chí truyền thông ở Hà Nội, Huế, TP.HCM và một vài quốc gia khác.

Khoa Truyền thông sáng tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cơ sở 331 Quốc lộ 1A, P.An Phú Đông, Q.12, TP.HCM. Thông tin tuyển sinh có đầy đủ tại web trường ntt.edu.vn và web khoa ttst.ntt.edu.vn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.