Theo đó, thỏa thuận với tổng trị giá 2 tỉ USD nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam được ký kết dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, bao gồm: biên bản ghi nhớ nhằm hợp tác phát triển các nhà máy điện khí với tổng công suất 1500 MW và thỏa thuận phát triển chung cho trang trại điện gió Phú Cường công suất 800MW tại Sóc Trăng nhằm khái phá tiềm năng lớn về điện gió. Hoạt động tại Việt Nam trong 24 năm qua, hiện GE đang cung cấp hơn 30% tổng công suất điện trên cả nước.
Ngoài ra, GE cũng đã ký các thỏa thuận tổng trị giá 3,58 tỉ USD cho dịch vụ bảo trì và đặt hàng động cơ máy bay với CFM International (liên doanh giữa GE và Safran Aircraft Engines).
CFM International cũng đã ký kết hai thỏa thuận mới với hãng hàng không VietJet Air, bao gồm hợp đồng hỗ trợ bảo trì cho 215 động cơ LEAP-1B và hợp đồng hướng tới việc mở rộng đội bay A321 sử dụng động cơ của CFM.
Các thỏa thuận này cũng bao gồm hỗ trợ tài chính từ GE và dựa trên công nghệ, thiết bị từ các cơ sở sản xuất của GE tại Mỹ.
Ông Wouter Van Wersch, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GE khu vực ASEAN cho biết, những thỏa thuận mới này không chỉ hỗ trợ các hoạt động sản xuất của GE tại Mỹ và trên toàn cầu mà còn khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ.
CFM International đã ký kết hai thỏa thuận mới với VietJet Air. Trong đó, hợp đồng hỗ trợ bảo trì cho 215 động cơ máy bay LEAP-1B được đặt hàng năm 2016 có thời hạn 12 năm. Theo thỏa thuận trị giá 3 tỉ USD này, CFM đảm bảo chi phí bảo trì động cơ theo giờ bay cho tất cả các động cơ LEAP-1B được sử dụng trong 100 máy bay Boeing 737 MAX.
Bên cạnh đó, để mở rộng đội bay A321, VietJet Air cũng đã đặt hàng 20 động cơ CFM56-5B cho 10 máy bay A321 mới. Hợp đồng này trị giá 580 triệu USD và cũng bao gồm một thỏa thuận bảo trì dài hạn.
|
Bình luận (0)