“Ghế nóng” VFF

08/05/2013 03:20 GMT+7

Thực ra, công bằng mà xét, thì cái ghế Chủ tịch VFF hiện nay không có gì là “nóng” cả. “Nóng” như những chuyện tiêu cực trong bóng đá Việt Nam cũng đã “hạ nhiệt”, không phải vì tiêu cực ít đi, mà vì đông đảo người hâm mộ bóng đá VN không còn quá quan tâm tới những chuyện này nữa. Kinh tế tụt dốc, khó khăn chồng chất khó khăn, điều đó ảnh hưởng tới bóng đá một thì ảnh hưởng tới người hâm mộ bóng đá mười. Sẽ có người hỏi: Thế vì sao người VN vẫn chăm chỉ xem bóng đá Anh, bóng đá châu u (qua ti vi) kỹ thế?

Thực ra, công bằng mà xét, thì cái ghế Chủ tịch VFF hiện nay không có gì là “nóng” cả. “Nóng” như những chuyện tiêu cực trong bóng đá Việt Nam cũng đã “hạ nhiệt”, không phải vì tiêu cực ít đi, mà vì đông đảo người hâm mộ bóng đá VN không còn quá quan tâm tới những chuyện này nữa. Kinh tế tụt dốc, khó khăn chồng chất khó khăn, điều đó ảnh hưởng tới bóng đá một thì ảnh hưởng tới người hâm mộ bóng đá mười. Sẽ có người hỏi: Thế vì sao người VN vẫn chăm chỉ xem bóng đá Anh, bóng đá châu u (qua ti vi) kỹ thế?

>> Chức Chủ tịch VFF vẫn còn rất nóng

Đúng là không bao giờ niềm đam mê bóng đá có thể rời bỏ người VN. Nhưng VFF phải nên tự hỏi mình, vì sao người hâm mộ lại quay lưng lại với họ và quay lưng với chính nền bóng đá mà họ đang điều hành?

Sau một thời gian hăng hái ban đầu, VPF do các ông bầu điều hành cũng đã hạ nhiệt trông thấy. Đúng là do kinh tế. Nhưng cũng còn vì những lý do khác nữa.

Đang thiếu một “thủ lĩnh” có khả năng lãnh đạo và vực dậy nền bóng đá nước nhà đang tụt dốc. Nhưng người đó là ai?

“Ai phù hợp làm chủ tịch khóa 7” là câu nói của chủ tịch khóa 6, một câu nói lửng lơ, hơi mang tính đánh đố. Nhiều ý kiến đã trả lời về chuyện “ai phù hợp” này. Và mỗi ý kiến đều mang một phần hạt nhân hợp lý của nó.

Đúng là với bóng đá VN (mà có lẽ bóng đá châu u cũng vậy), không nên để doanh nhân làm chủ tịch lãnh đạo bóng đá. Vì đơn giản, doanh nhân nào là ứng viên chủ tịch thì doanh nhân ấy cũng đều đã “ăn chịu” với bóng đá, và nhiều người trong số họ là “ông bầu” của một đội bóng đá. Trong trường hợp này, sự công tâm là khó, vì ai chả muốn cho đội bóng mình hơn. Nhưng đưa một “quan chức” nào đó bên Bộ VH-TT-DL sang làm chủ tịch, liệu có ổn? Nhiều ý kiến đã nói thẳng là: không! Bây giờ, hơn bao giờ hết, bóng đá VN nên chấm dứt tình trạng những ông-quan-chủ-tịch. Vì nếu lãnh đạo một liên đoàn bóng đá quốc gia theo cung cách lãnh đạo một cơ quan hành chính hay nghiệp vụ, thậm chí một cơ quan kinh doanh, thì đều không phù hợp.

Giả sử có một thứ trưởng được “phân công” làm Chủ tịch VFF, dù ông ta không mê gì bóng đá. Với cương vị ấy, lãnh đạo một cơ quan như VFF chả có gì khó. Nhưng để đưa được bóng đá VN, một nền bóng đá có “độ quái” rất cao dù chưa có chuyên môn cao, đi lên thì quả là nan giải. Vì thế, nếu không phải dùng kỷ luật hành chính, chắc chẳng ai muốn về ngồi ghế Chủ tịch VFF lúc này. “Sẽ nguy hiểm nếu giao VFF cho người không tự nguyện”, đó là ý kiến rất xác đáng của ông Nguyễn Hồng Thanh, Tổng giám đốc Công ty CP thể thao Sông Lam-Nghệ An.

Phải nói hết cái khó của việc chọn người cho chức Chủ tịch VFF, để thấy, nếu thực sự để tâm vào công tác tổ chức cán bộ, thì mỗi vị trí khi chọn lựa đều rất cần cân nhắc, cần trao đổi và nghĩ suy cho kỹ. Chọn người thì dễ, nhưng người đó có làm được việc hay không mới khó.

Vì vậy, vị trí Chủ tịch VFF cần phải được trao cho người thực tâm tự nguyện, có uy tín trong nghề, làm được việc và nhất là phải thuyết phục được người hâm mộ bóng đá VN bằng những quyết sách, những đột phá của mình nhằm đưa bóng đá VN “hai thoát”: thoát tiêu cực, và thoát “vùng trũng bóng đá Đông Nam Á”.

Thanh Thảo

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.