TNO

Giá dầu giảm, tình hình Biển Đông 2015 sẽ bớt nóng ?

04/01/2015 11:45 GMT+7

(Tin Nóng) Chuyên gia quân sự, an ninh, hàng hải Robert Farley (Đại học Kentucky, Mỹ) đưa ra trên tạp chí Diplomat ngày 3.1.2015 về 5 khuynh hướng ở châu Á năm 2015, trong đó ông nhận định tình hình Biển Đông sẽ bớt nóng do ảnh hưởng giá dầu giảm.

(Tin Nóng) Tác giả Robert Farley đưa ra trên tạp chí Diplomat ngày 3.1.2015 về 5 khuynh hướng ở châu Á năm 2015, trong đó ông nhận định tình hình Biển Đông sẽ bớt nóng do ảnh hưởng giá dầu giảm.


Đảo Song Tử Tây trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải

Sau đây là 5 khuynh hướng dự báo sẽ phát triển ở châu Á, theo chuyên gia quân sự, an ninh, hàng hải Robert Farley (trường Ngoại giao và Ngoại thương Patterson, Đại học Kentucky, Mỹ):

Giá dầu giảm mạnh, Biển Đông sẽ bớt nóng

Ảnh hưởng từ sự sụp đổ của giá dầu thế giới đã không làm Đông Á hoang mang khi các nền sản xuất lớn đã và đang chuẩn bị cho một tương lai nhập khẩu dầu mỏ có định hướng trong thời gian khá lâu. Tuy nhiên, sự sụt giảm giá dầu có thể khiến việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông trở nên kém hấp dẫn, và ta có thể hình dung việc này có thể đóng góp cho việc quay lại đàm phán tháo gỡ căng thẳng hàng hải trong khu vực.

Với các nước nhập khẩu dầu, mức giảm giá dầu có thể giúp các nước này cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nga hướng về Đông Á


Tuần dương hạm tên lửa Varyag của Nga từng tuần tra gần Queensland, Úc tháng 11.2014 - Ảnh: Tass

Có thể thấy Nga sẽ hướng mạnh về Đông Á sau khi kết thúc năm 2014 với nền kinh tế suy yếu do bị lệnh trừng phạt về kinh tế và chính trị từ Mỹ và châu Âu. Moscow đã cố gắng để bù đắp một số thiệt hại bằng cách phát triển các mối quan hệ giao dịch năng lượng và thương mại quan trọng hơn với Trung Quốc, và năm 2015 sẽ cho chúng ta một cảm giác tốt hơn về sự chấp nhận của Bắc Kinh với những đề nghị từ Nga.

Đồng thời, việc Nga tiếp tục bán vũ khí nhiều hơn cho các nước trong khu vực như Việt Nam có thể làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc.

Nhật Bản với 70 năm chấm dứt thế chiến II


Thủ tướng Shinzo Abe đắc cử cuối tháng 12.2014, và ông phải cân bằng giữa liên minh cầm quyền của mình và các nghĩa vụ quốc tế của Nhật Bản - Ảnh: EPA

Trong suốt vài tháng tới, các lễ kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc thế chiến II tại Thái Bình Dương sẽ xuất hiện các nhân vật chính trị có cơ hội để gây ra rắc rối, hoặc làm nguội sự căng thẳng. Các ngày kỷ niệm của những cuộc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, và sự đầu hàng của Nhật Bản trong tháng 9, có thể chứng tỏ mối căng thẳng đặc biệt trong quan hệ giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Những sự kiện này sẽ là bài kiểm tra khả năng của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong việc cân bằng giữa liên minh cầm quyền của mình và các nghĩa vụ quốc tế của Nhật Bản.

Tương lai tiêm kích F-35 với Hàn Quốc, Nhật Bản


Tiêm kích F-35 sẽ được Nhật Bản và Hàn Quốc quyết định chọn mua trong năm 2015 này ? - Ảnh: Reuters

Chương trình chiến đấu cơ hiện đại F-35 của Mỹ tiếp tục gặp khó với những báo cáo mới nhất cho thấy các vấn đề quan trọng trong mục tiêu của chương trình. Năm 2015 sẽ cho chúng ta thấy cách xử lý tốt hơn về triển vọng xuất khẩu loại tiêm kích tàng hình hiện đại này trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn có cơ hội để đưa ra quyết định quan trọng về việc mua sắm loại máy bay này.

Afghanistan tự lực về quân đội


Lính Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan, giao lại quyền tự chủ quân sự cho nước này, cuối năm 2014 - Ảnh: Reuters

Quân đội quốc gia Afghanistan sẽ không hoàn toàn tự chủ vào năm 2015, bắt đầu một năm mới với sự hỗ trợ của nước ngoài ít hơn kể từ sự sụp đổ của Taliban, khi các nước rút hết quân khỏi nước này. Nếu mọi việc tồi tệ, Mỹ và các nước lớn trong khu vực sẽ thấy cần thiết phải đẩy mạnh hỗ trợ cho quân đội Afghanistan.

Tác giả cũng kết luận rằng, như mọi khi, những sự kiện phát triển thú vị nhất trong năm 2015 sẽ đến từ các sự kiện bất ngờ.

Anh Sơn

>> Sự kiện quốc tế nổi bật 2014: Rơi máy bay, Biển Đông, Ukraine, Ebola, Cuba
>> Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga tuần tra Biển Đông
>> Hãng tin Bloomberg: Biển Đông là điểm nóng thế giới năm 2015
>> Bà Clinton làm tổng thống sẽ quan tâm vấn đề Biển Đông hơn Obama
>> Vụ kiện trọng tài Biển Đông: Yêu cầu tòa quan tâm quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam
>> Đài Loan tăng cường phòng thủ ở đảo Ba Bình đối phó Việt Nam
>> Hạm đội Hải Nam dè chừng tàu ngầm Kilo của Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.