>> Hạn hán nghiêm trọng tại Mỹ
>> Mỹ hứng hạn hán lớn nhất trong lịch sử
Cụ thể, chỉ trong vòng một tháng kể từ tháng 6 - 7.2012, giá bắp và lúa mạch đã tăng 25%, trong khi giá đậu nành tăng 17%, tờ Los Angeles Times (Mỹ) trích dẫn báo cáo của WB cho biết.
Chỉ số Food Price Index của WB, vốn là thước đo giá cả lương thực toàn cầu, trong tháng 7 vừa qua cũng đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đợt hạn hán tại miền trung tây nước Mỹ, được cho là tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua, đã tàn phá hơn một nửa sản lượng thu hoạch bắp của quốc gia này, đẩy giá bắp tăng lên mức cao kỷ lục.
Giá bắp của các hợp đồng giao trong tương lai đã tăng vọt khoảng 60% kể từ sau khi đợt hạn hán bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 6.2012.
Mỹ là nước xuất khẩu bắp và đậu nành lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, giá ngũ cốc tại châu Phi đã tăng rất mạnh, WB cho biết.
Tại Mozambique, giá bắp tăng đến 113%. Tại Nam Sudan, giá lúa miến tăng 220%, trong khi mức tăng tại quốc gia láng giềng Sudan là 180%.
“Mỗi khi giá lương thực tăng thì cuộc sống người dân toàn cầu trở nên khốn khổ. Trẻ em sẽ phải bỏ học và ăn uống kham khổ vì cha mẹ chúng không đủ tiền mua thức ăn. Chúng ta không thể để điều này xảy ra”, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho biết.
Ông Kim cũng kêu gọi chính phủ các nước phải đẩy mạnh các chương trình cứu trợ để giảm tác động của việc giá lương thực leo thang đối với người nghèo.
Hoàng Uy
>> Thế giới có thể gặp khủng hoảng lương thực
>> Triều Tiên kêu gọi viện trợ lương thực gấp
>> Iran bắt đầu dự trữ lương thực
>> Dự trữ lương thực cho bão lũ
>> Bangladesh thuê đất châu Phi để tăng sản lượng lương thực
Bình luận (0)