Giá thuốc toàn cầu sắp tăng vì TPP

07/12/2015 16:25 GMT+7

Các điều khoản trong TPP sẽ làm tăng giá thuốc thế giới, đồng thời làm khó hoạt động điều trị dịch bệnh ở các nước đang phát triển, theo cảnh báo từ tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF).

Các điều khoản trong TPP sẽ làm tăng giá thuốc thế giới, đồng thời làm khó hoạt động điều trị dịch bệnh ở các nước đang phát triển, theo cảnh báo từ tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF).

Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) vừa đưa ra cảnh báo TPP sẽ đội giá thuốc thế giới lên cao - Ảnh: AFPTổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) vừa đưa ra cảnh báo TPP sẽ đội giá thuốc thế giới lên cao - Ảnh: AFP
Reuters ngày 7.12 cho biết một tháng sau khi tài liệu về TPP được công bố, MSF đã nghiên cứu xong các quy định về chi phí thuốc men trong Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
MSF phát hiện có những vấn đề nghiêm trọng trong các quy định này, bà Judit Rius, cố vấn pháp lý của tổ chức y tế nhân đạo, cảnh báo.
“Đây là thảm họa... (Những quy định về thuốc men trong TPP) sẽ tạo ra tác động với nhiều cấp độ. Trước nhất, nó sẽ làm cản trở sự cạnh tranh về thuốc gốc của những loại dược phẩm tên tuổi, vốn là yếu tố hiệu quả để làm giảm giá thuốc”, bà Rius cho hay.
Đối với các hãng sản xuất thuốc gốc (generic drug), TPP sẽ tạo ra thêm các rào cản pháp lý gây khó khăn cho quá trình sản xuất thuốc mới, dẫn đến làm ảnh hưởng toàn ngành dược, theo nữ cố vấn của MSF.
Thuốc gốc là loại thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn, nhờ đó thường được bán với giá rẻ.
Bà Rius cảnh báo thêm rằng TPP sẽ đẩy giá thuốc tăng cao, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và điều này “sẽ tác động đến khả năng tăng quy mô các chương trình chữa trị và phạm vi hoạt động của MSF, cũng như của bộ y tế các nước mà chúng tôi đang hợp tác”.
Ngoài ra, các điều khoản cung cấp quyền bảo hộ độc quyền mạnh hơn cho các tập đoàn dược phẩm lớn sẽ bóp chẹt sáng kiến của các hãng khác, bà nói.
Reuters cho biết tài liệu về TPP, hiệp định thương mại tự do được đánh giá là lớn nhất lịch sử nhân loại, đã được công bố hồi đầu tháng 11.
Dưới góc độ phân tích của MSF, có 3 điều khoản không ổn về dược phẩm trong TPP. Một là điều khoản cho phép các hãng dược củng cố bản quyền sáng chế, cụ thể là có thể tạo ra những thay đổi nhỏ đối với các sử dụng một loại thuốc của mình để gia tăng bảo hộ độc quyền.
Điều khoản thứ hai khiến MSF quan ngại là quy định cho phép gia tăng bảo hộ bản quyền nếu quá trình chờ phê duyệt của một loại dược phẩm mới bị trì hoãn.
Cuối cùng, đó là điều khoản cho phép các hãng sáng chế các loại thuốc tiên tiến như sinh dược được giữ bí mật các dữ liệu nghiên cứu trong thời gian kéo dài đến 8 năm. Điều này sẽ khiến sự cạnh tranh để tạo ra loại thuốc tương tự trở nên khốc liệt hơn, theo MSF.
Đại diện 12 quốc gia tham gia thương lượng TPP hồi tháng 10 đã cùng tìm được tiếng nói chung sau 5 năm trời ròng rã đàm phán. TPP được đánh giá là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm đến 40% tỷ trọng kinh tế toàn cầu.
Các thành viên TPP gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam.
Theo các điều khoản của hiệp định, phần lớn các loại thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng, từ thịt bò, bơ sữa, rượu, đường, gạo, hải sản, cho đến các mặt hàng sản xuất, tài nguyên và năng lượng, sẽ được gỡ bỏ hoặc cắt giảm mạnh.
Thời hạn bảo hộ quyền sáng chế đối với các sản phẩm sinh dược, một nhóm dược liệu được sản xuất từ sinh vật sống từng là bế tắc chính trong đàm phán TPP.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.