Các nhà khoa học của Đại học New South Wales (UNSW - Úc) cho hay, thiên thạch, với đường kính hơn 1,6 km, đã đâm thẳng vào vùng biển sâu phía nam Thái Bình Dương, hầu hết các chuyên gia đều xem nhẹ sự tàn phá của nó đối với các bờ biển dọc theo vành đai Thái Bình Dương, hoặc khả năng gây bất ổn toàn bộ hệ thống thời tiết của địa cầu.
|
“Sự kiện này chỉ được biết đến như một vụ đâm thiên thạch xuống biển sâu và bị chìm vào quên lãng, do chẳng ai thấy được hố thiên thạch để có thể nghiên cứu như trong trường hợp thiên thạch rơi xuống đất liền”, theo trưởng nhóm James Goff.
Ông Goff là đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sóng thần Úc - Thái Bình Dương và Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu các hiểm họa tự nhiên của UNSW.
Theo Physorg dẫn lời chuyên gia Goff, họ đang đề cập đến trường hợp một thiên thể có kích thước cỡ quả núi nhỏ di chuyển với vận tốc cực lớn và đâm vào lòng biển sâu, nằm giữa Chile và Nam Cực.
Không như một vụ va chạm trên bộ, nơi năng lượng của nó phần lớn sẽ được hấp thu tại chỗ, thiên thạch trên sẽ tạo ra những đợt sóng thần cao hàng trăm mét xung quanh điểm va chạm, theo ông Goff.
Các trầm tích địa chất tại Chile, Nam Cực, Úc và những nơi khác cho thấy chứng cứ của một sự thay đổi thời tiết trên toàn cầu, và bắt nguồn từ những đợt sóng thần cực lớn.
Vụ va chạm cũng tống ra một khối lượng lớn nước, lưu huỳnh và bụi đất vào tầng bình lưu. Lúc đó Trái đất đã trong giai đoạn nguội dần, và sự kiện trên cũng đủ để đẩy mạnh và làm tăng tốc quá trình đó, khởi động Kỷ Băng hà, theo kết luận của các chuyên gia Úc.
Phi Yến
>> Kỷ băng hà tái xuất
>> Trái đất sắp quay về kỷ băng hà?
>> Vì sao Kỷ băng hà 3 trở thành hiện tượng?
>> Kỷ Băng Hà - Khủng Long thức giấc
>> Phim chiếu rạp: Kỷ băng hà II
Bình luận (0)