Sáng 1.9, giá USD tại các ngân hàng thương mại vẫn xoay quanh mức giao dịch 23.060 - 23.270 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tiếp tục giảm 5 đồng xuống 23.195 đồng/USD. Riêng đồng USD trên thị trường tự do giảm 20 đồng ở chiều mua vào còn 23.170 đồng/USD nhưng giữ nguyên giá bán ra là 23.220 đồng/USD so với cuối tuần qua.
Theo Tổng cục Thống kê, ngoài lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2020 đạt 19,5 tỉ USD, cả nước trong tháng 8 vừa qua ước tính xuất siêu 3,5 tỉ USD. Tính chung 8 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,9 tỉ USD. Điều đó giúp nguồn cung ngoại tệ trong nước dồi dào khiến tỷ giá USD tại Việt Nam ổn định nhiều tháng qua.
Trên thị trường thế giới, chỉ số USD-Index chỉ còn 92,16 điểm, giảm 0,11 điểm so với ngày đầu tuần. Tỷ giá USD đã rơi xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm sau khi Mỹ thay đổi chính sách về lạm phát. Theo Reuters, trong bài phát biểu vào ngày 28.7, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã vạch ra một sự thay đổi chính sách được cho là có thể dẫn đến lạm phát cao hơn và lãi suất sẽ thấp hơn trong thời gian dài. Điều đó tiếp tục khiến tỷ giá USD lao dốc. Sự kích thích của Fed để bù đắp những tác động kinh tế do đại dịch Covid-19 đã khiến tài sản rủi ro tăng cao hơn và làm tổn hại đến tài sản an toàn như đồng bạc xanh.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã có những bước tăng mạnh trong tháng 8. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31.8, chỉ số Dow Jones rớt 223,82 điểm, tương đương 0,78% xuống 28.430,05 điểm và chỉ số S&P 500 lùi 0,22% xuống 3.500,31 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,68% lên 11.775,46 điểm. Dù vậy, tính chung chỉ số Dow Jones đã nhảy vọt 7,6% trong tháng 8, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 1984 theo CNBC. Tương tự, S&P 500 cộng 7% từ đầu tháng đến nay và ghi nhận tháng 8 có thành quả tốt nhất kể từ năm 1986. Đà tăng trong tháng này đã đẩy S&P 500 lên mức cao kỷ lục...
Bình luận (0)