Tuy nhiên, giá trị giải ngân chủ yếu vẫn là ứng hợp đồng, thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước cho các doanh nghiệp và địa phương, phần giải ngân cho khối lượng thi công chưa cao. Trong 6 tháng cuối năm, Bộ GTVT phải tiếp tục giải ngân 26.090 tỉ đồng (gồm 3.620 tỉ đồng vốn nước ngoài, 22.065 tỉ đồng vốn trong nước).
Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ GTVT, một số dự án ODA đang hoàn thiện thủ tục phê duyệt thiết kế kỹ thuật, quá trình kéo dài nên chưa triển khai thi công, nguy cơ giải ngân không đáp ứng tiến độ đã đề ra. Đặc biệt, mùa mưa bão đang đến gần và biến động giá vật liệu tăng cao (nhất là giá vật liệu thép xây dựng tăng 40 - 50% trong thời gian gần đây) dẫn đến việc các nhà thầu có biểu hiện thi công cầm chừng...
Hiện tại, một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua các địa phương như: Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai nguồn cung cấp vật liệu xây dựng khó khăn, có hiện tượng nhà cung ứng vật liệu đầu cơ, chờ tăng giá.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã nhiều lần có văn bản nhắc nhở việc chậm trễ triển khai dự án nhưng không có chuyển biến, như Sở GTVT Kon Tum (chủ đầu tư dự án thành phần 2 QL24), Sở GTVT Gia Lai (dự án thành phần 3 QL25). Bộ GTVT sẽ xem xét không giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho các cơ quan này đối với các dự án do Bộ quản lý.
Bình luận (0)