Tuy nhiên, ngày 14.9 giá xăng dầu quay đầu giảm nhẹ, kết thúc phiên cuối tuần, giá dầu Brent giảm 36 cent, tương đương 0,5%, xuống 71,61 USD/thùng; giá dầu WTI giảm 32 cent, tương đương 0,5%, xuống 68,65 USD/thùng.
Nhưng do có nhiều phiên tăng liên tục trong tuần, tính cả tuần, dầu Brent tăng khoảng 0,8%, dầu WTI tăng khoảng 1,4%.
Các nhà phân tích cho rằng, đà tăng của giá dầu chỉ trong ngắn hạn do tuần qua ảnh hưởng cơn bão ngoài khơi Vịnh Mexico đã hỗ trợ giá dầu, nhiều nhà đầu tư đã chọn bán tháo các hợp đồng dầu vào cuối tuần. Khi bão tan, các nhà máy lọc dầu hoạt động bình thường, sản lượng dầu và xăng tại nhà máy lọc dầu Mỹ ổn định trở lại, lúc đó, thị trường có khả năng giảm mạnh.
Dữ liệu chính thức tính đến ngày 12.9, cơn bão Francine đã khiến sản lượng dầu của Mỹ giảm khoảng 15%. Bên cạnh đó, trong tuần, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đều hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu với lý do kinh tế khó khăn ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Trong nước, giá xăng dầu sau khi được điều chỉnh giảm tuần thứ 4 liên tiếp, nay về dưới mốc 20.000 đồng/lít. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là mức giá khá tốt với người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Ngày 14.9, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường vùng 1 (gần cảng, kho, nhà máy lọc dầu...) của Petrolimex như sau: Xăng RON 95-V 20.170 đồng/lít, xăng RON 95-III 19.630 đồng/lít, xăng E5 RON92 18.890 đồng/lít, dầu diesel 17.590 đồng/lít, dầu hỏa 17.790 đồng/lít, dầu mazut (giá bán buôn) 14.460 - 18.770 đồng/kg.
Bình luận (0)