Số liệu cập nhật từ Bộ Công thương cho biết, giá xăng RON 95 nhập từ Singapore rớt mạnh chỉ còn 112 USD/thùng, mức giá này tương đương giá nhập khẩu vào tuần cuối tháng 2, thời điểm xăng về mốc 26.000 đồng/lít. Một số đầu mối xăng dầu dự báo giá xăng có thể về mốc 26.000 đồng/lít, thậm chí xăng RON 92 được dự đoán giảm về 25.000 đồng/lít.
Xăng trong nước chờ cú giảm sốc trong vài ngày tới |
ĐỘC LẬP |
Giá dầu Brent lấy lại mốc 100 USD/thùng |
Các chuyên gia dự báo giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành tới (21.7) sẽ giảm mạnh.
Bên cạnh đó, ngày 18.7, Văn phòng Chính phủ cũng có thông báo yêu cầu Bộ Tài chính tính toán, sớm trình phương án để hạ nhiệt giá xăng dầu, đặc biệt báo cáo phương án điều chỉnh, giảm các loại thuế với xăng dầu.
Trên thế giới, sau khi vọt lên 5% trong phiên giao dịch ngày đầu tuần, giá dầu thế giới sáng nay (19.7) quay đầu giảm nhẹ trước lo ngại nguồn cung yếu, nhu cầu giảm vì khả năng suy thoái và các biện pháp phong tỏa chống dịch tại Trung Quốc.
Ngày 19.7, đà tăng của giá dầu chững lại, quay đầu giảm nhẹ. Theo đó, dầu WTI của Mỹ giao dịch ngưỡng 102 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu ngưỡng 106 USD/thùng. Tuy nhiên, với các hợp đồng tương lai, dầu thô Mỹ giao từ tháng 9 - 12.2022 giá tụt về 91 - 99 USD/thùng. Tương tự, hợp đồng giao sau dầu Brent cũng giảm mạnh, hợp đồng giao tháng 11 - 12.2022 cũng về 96 - 99 USD/thùng.
Trước đó, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần 18.7, giá dầu thô Brent tăng 5,1% lên 106,27 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 5,1% lên 102,6 USD.
Giá dầu thô thế giới hôm nay bị chi phối nhiều bởi lo ngại suy thoái kinh tế ngày càng tăng, gây ảnh hưởng đến nhu cầu dầu. Bên cạnh đó, đồng USD lại giảm trở lại phần nào hỗ trợ đà tăng của giá dầu, vì nó giúp hàng hóa trở nên rẻ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. Đồng bạc xanh suy giảm trong bối cảnh thị trường ghi nhận khả năng Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất ở mức 75 điểm phần trăm thay vì mức 100 điểm phần trăm như đề cập ở các báo cáo trước đó.
Trong khi đó, theo Reuters, những đợt xét nghiệm Covid-19 kéo dài và trên diện rộng tiếp tục diễn ra tại các khu vực của Trung Quốc trong tuần này càng khiến thị trường bi quan hơn về nhu cầu do Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn thứ hai thế giới.
Bình luận (0)