Ngày 24.2, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tiếp đà tăng thêm 26 cent, lên 75,65 USD/thùng. Kết thúc phiên khuya 23.2, dầu Brent giao tháng 4 tăng 1,61 USD, tương đương 2%, lên 82,21 USD/thùng; dầu WTI tăng 1,44 USD, tương đương 2%, lên mức 75,39 USD/thùng, kết thúc chuỗi giảm giá xăng dầu liên tiếp trong 6 phiên qua.
Theo Financial Times, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ông Fatih Brito cảnh báo EU vẫn chưa giành chiến thắng trong cuộc chiến năng lượng với Nga ngay cả khi giá gas đã giảm sâu. Do đó, vị này kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục dự trữ và bổ sung nguồn cung. Ngoài ra, thông tin về kế hoạch cắt giảm tới 25% sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga trong tháng 3, vượt quá mức cắt giảm 500.000 thùng/ngày đã công bố trước đó đã đẩy giá dầu quay đầu giảm.
Các yếu tố trên khiến giá dầu đảo chiều tăng trong khi một ngày trước, cả dầu Brent và WTI đều đã mất hơn 2 USD sau công bố biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang (Fed). Dự báo hôm nay thị trường giữ đà tăng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng trong năm nay. Một số công ty tư vấn năng lượng lớn dự đoán nhập khẩu của Trung Quốc có thể tăng từ 500.000 - 1 triệu thùng/ngày trong năm 2023, đạt 11,8 triệu thùng/ngày.
Trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu thành phẩm tham chiếu từ thị trường Singapore cập nhật đến ngày 21.2 cho thấy, giá xăng gần như đi ngang, dầu biến động trái chiều nhưng mức tăng/giảm không đáng kể, dao động tăng 50 đồng/kg và giảm 90 đồng/lít.
Bình luận (0)