Ngày 31.1, trong khi giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng thì các hợp đồng dầu thô tương lai thế giới quay đầu giảm giá mạnh. Cụ thể, dầu Brent chuẩn toàn cầu giảm 1,76 USD, tương đương 2,03%, xuống mức 84,38 USD/thùng; dầu WTI của Mỹ giảm 1,78 USD, tương đương 2,23%, xuống mức 77,9 USD/thùng. Đây là mức giảm mạnh nhất của dầu WTI trong gần 4 tuần.
Thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ lãi suất đẩy giá dầu cao dốc. Bên cạnh đó, thị trường dầu ngày 31.1 cũng chịu áp lực từ những dấu hiệu cho thấy nguồn cung dồi dào của dầu Nga bất chấp lệnh cấm của Liên minh châu Âu và mức trần giá G7 áp lên dầu thô của nước này.
Trong nước, trước diễn biến của thị trường xăng dầu thế giới và tình hình trong nước, theo đề nghị của lãnh đạo Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép liên Bộ Công thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu từ 19 giờ tối qua, ngày 30.1 thay vì ngày 1.2. Sau điều chỉnh, giá các loại xăng dầu tăng gần 1.000 đồng/lít. Tại kỳ điều hành này, liên Bộ chi sử dụng quỹ bình ổn giá với xăng E5 và RON95 ở mức 103 - 121 đồng/lít; với dầu diesel là 200 đồng/lít, dầu hỏa 200 đồng/lít, dầu mazut 200 đồng/kg.
Giá xăng dầu điều chỉnh sớm 2 ngày, xăng tăng gần 1.000 đồng:lít
Ngày 31.1, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu của Petrolimex (nắm 50% thị phần xăng dầu của cả nước) tại vùng 1 (gần kho, cảng biển...) công bố như sau: xăng RON 95-V 24.000 đồng/lít, xăng RONM-III 23.140 đồng/lít, xăng E5 RON92 22.320 đồng/lít, dầu diesel từ 22.520 - 24.280 đồng/lít, dầu hỏa 22.570 đồng/lít, dầu mazut 15.890 đồng/kg. Cũng theo bảng giá này, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu của Petrolimex tại các thị trường thuộc vùng 2 (48 tỉnh thành) cao hơn giá vùng 1 khoảng 500 đồng mỗi lít.
Bình luận (0)