Ngày 7.6, giá dầu thô đầu phiên phập phù mất vài xu mỗi thùng, đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 thêm 0,19 USD tương đương 0,79% lên 24,18 USD/thùng; hợp đồng giao tháng 7 chỉ nhích thêm 0,04 USD lên 25,66 USD/thùng; hợp đồng giao tháng 8 đi ngang ở mức 27,04 USD/thùng. Dầu Brent tăng chưa tới 1%, đến đầu giờ sáng, hợp đồng giao tháng 7 thêm 0,1 USD, tương đương 0,34% lên 29,83 USD/thùng; hợp đồng giao tháng 8 cũng nhích thêm 0,1 USD lên 30,7 USD/thùng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư (6.5), hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 trên sàn Nymex mất 0,57 USD, tương đương 2,3% còn 23,99 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 7 cũng mất 1,25 USD, tương đương 4%, xuống 29,72 USD/thùng.
Theo MarketWatch, giá dầu thô ngày 6.5 quay đầu giảm mạnh sau 5 phiên tăng liên tiếp. Thị trường vẫn bị sức ép bởi lo ngại thừa cung do thông tin nhiều kho chứa đã đầy, dù dự trữ dầu thô tại Mỹ theo số liệu báo cáo thấp hơn dự đoán. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng 4,6 triệu thùng trong tuần qua, thấp hơn dự báo sẽ tăng 8,4 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ. Sản lượng dầu thô Mỹ giảm 200.000 thùng/ngày xuống 11,9 triệu thùng/ngày. Trên Reuters, chuyên gia trong ngành cho rằng, dù thị trường đang “rất tệ” nhưng với tình hình các nền kinh tế đang mở cửa trở lại, giá dầu sẽ sớm “tốt lên”. Tồn kho vẫn tăng nhưng xuất khẩu dầu thô của các nước trong OPEC dự báo sẽ giảm. Tháng 5, dự báo xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê Út giảm còn 6 triệu thùng/ngày. Còn theo thỏa thuận, 10 nước thành viên OPEC cam kết mức trần sản lượng là 20,6 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và 6, nên những thành viên của nhóm phải cắt giảm sản lượng 7,47 triệu thùng/ngày.
Ở trong nước, ngày 7.5, theo bảng giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex, giá xăng E5 RON92 dao động 10.940 - 11.150 đồng/lít, xăng RON95 11.630 - 11.860 đồng/lít, dầu diesel 9.940 - 10.130 đồng/lít và dầu hỏa 7.960 - 8.110 đồng/lít.
Bình luận (0)