Giải mã lý do khiến Surface RT không thể chạy Windows 10

21/09/2015 07:43 GMT+7

(TNO) Bài viết mới được đăng tải trên trang Betanews bởi cây viết Randall C. Kennedy lý giải vì sao Microsoft quyết định không cho phép Windows 10 hoạt động trên Surface RT, chấp nhận để dòng máy tính bảng này chết mòn theo năm tháng.

(TNO) Bài viết mới được đăng tải trên trang Betanews bởi cây viết Randall C. Kennedy lý giải vì sao Microsoft quyết định không cho phép Windows 10 hoạt động trên Surface RT, chấp nhận để dòng máy tính bảng này chết mòn theo năm tháng.

“Những gì mà Intel ban tặng, Microsoft sẽ đoạt lấy” - đó là câu thần chú mà một số cây viết công nghệ thế giới đưa ra vào những năm 2000, thời điểm Intel chiếm lĩnh hầu hết thị phần PC trên toàn cầu. Nhờ vào sự phát triển ổn định của CPU, với những tên tuổi ngày đó như Pentium III và IV, kết hợp sức mạnh của Windows và Office, công việc kiểm tra khả năng làm việc của các kỹ sư Intel luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất.
Người dùng Surface RT thất vọng vì không được nâng cấp lên Windows 10 - Ảnh: Microsoft
Sau đó, đến thời diểm Windows Vista, lần đầu tiên nhu cầu CPU của Microsoft vượt qua ngưỡng hiệu suất trung bình trong thiết kế chip của Intel. Đột nhiên, Windows đã “quá béo” để làm việc, và những phản ứng dữ dội của người dùng sau đó là lý do vì sao Vista trở thành nền tảng hệ điều hành thất bại của Microsoft, buộc công ty phải nhanh chóng sửa sai với sự ra mắt của Windows 7, một phiên bản mới của Vista đòi hỏi ít năng lực về CPU, bộ nhớ và không gian đĩa cứng so với tiền nhiệm.

Xu hướng này tiếp tục với Windows 8 và 8.1. Cả hai phiên bản này về tổng thể có thể so sánh với Windows 7, vì vậy nếu một máy tính làm việc tốt với Windows 7 là nó có thể làm việc tốt với Windows 8.x.

Nhưng sau đó là một điều buồn cười xảy ra trên đường đến Windows 10, khi hệ điều hành này bắt đầu "béo" trở lại. Mặc dù khả năng tiêu hao bộ nhớ và chiếm dụng đĩa cứng vẫn nằm trong kiểm soát, nhưng sự phức tạp tiềm ẩn của nó nằm trong môi trường lõi runtime. Với chiến lược liều lĩnh “Một Windows, nhiều thiết bị”, các kỹ sư của Microsoft đã giới thiệu một số thay đổi tinh tế được thiết kế để làm cho nền tảng này hoạt động trở nên linh hoạt hơn và dễ thích nghi hơn.

Ví dụ, Microsoft đã viết lại đáng kể thành phần XAML (eXtensible Application Markup Language) trong Windows để làm cho nó năng động hơn, và cho phép lựa chọn tốt hơn. Họ cũng tinh chỉnh quá trình Desktop Window Manager (DWM) và giới thiệu một quá trình trợ giúp hoàn toàn mới ShellExperienceHost để cho phép tích hợp giữa các ứng dụng universal mới (cũng được viết bằng XAML) và Windows hiện tại.

Tất cả điều trên có thể được xem là bước tiến tích cực. Họ làm cho Windows linh hoạt hơn, thích nghi nhiều hơn và dễ dàng hơn để cập nhật từng phần mới. Nhưng nó cũng tạo ra một lớp mã mới, khiến CPU hoạt động nóng hơn so với thế hệ Windows 8.x.
Khả năng chạy trên nhiều thiết bị khiến Windows 10 trở nên “béo ra” - Ảnh: Microsoft
Trong thực tế, ghi nhận từ màn hình Performance Monitor của Windows 8.1 và Windows 10 cho thấy việc sử dụng CPU sau này cao hơn đáng kể (71% so với 35%) khi tiến hành công việc đơn giản như mở Start Menu (hoặc Start Screen), điều hướng tập tin trên Windows Explorer, tìm kiếm ứng dụng hoặc thiết lập cài đặt cũng như giao diện người dùng cơ sở. Trong số này DWM và ShellExperienceHost chiếm đến 35% năng lượng CPU trung bình, cao gấp 3 lần chi phí thực hiện của DWM trong Windows 8. Điều này xuất phát từ những mã phức tạp hơn để quản lý hệ thống menu Windows.

Lưu ý: Các thử nghiệm trên được tiến hành cùng trên hệ thống máy ảo Oracle Virtual Box 5.0.4, trong Windows 10 Pro. Cả hai máy ảo được cấu hình với RAM 1 GB, ổ đĩa ảo 10 GB cùng các đề nghị cài đặt mặc định cho mỗi hệ điều hành. Phép đo dữ liệu được thực hiện trong khoảng 10 phút, hoạt động trong các nhiệm vụ cơ bản, và quá trình này lặp đi lặp lại 3 lần với giá trị trung bình đưa ra.

Và tác giả Kennedy đoán rằng, sự bổ sung này cuối cùng khiến Microsoft phải từ bỏ kế hoạch phát triển Windows 10 cho Surface RT và phiên bản Surface 2 sau đó. Đơn giản là, khi cài đặt Windows "quá béo", sự tăng trưởng của nó sẽ vượt qua sức mạnh chịu đựng của CPU Tegra 3 và Tegra 4 có trên hai sản phẩm này.

Với hiệu suất đơn luồng và đa luồng chậm hơn 2 lần so với Surface Pro 3 sử dụng chip Intel Atom, kết hợp hiệu suất băng thông bộ nhớ thấp hơn 60% khiến Tegra 4 trong Surface 2 tụt lại phía sau xu hướng CPU ngày nay. Nếu Surface 2 đã phải khó khăn trong việc chịu đựng cơ sở mã trong Windows 8.x thì không khó để tưởng tượng thiết bị như vậy sẽ “khó thở” trước sự phức tạp hơn nhiều của Windows 10.

Có lẽ, bản thân Microsoft đã quyết định chọn giao diện người dùng mới dựa trên mã XAML chiếm dụng tài nguyên CPU, như vậy họ sẽ chấp nhận hủy bỏ dự án Surface RT. Ở vị trí người dùng đang sử dụng Surface RT, họ chỉ được cập nhật lên Windows RT 8.1 Update 3 với ít năng lượng hơn, trong khi Start Menu dựa trên DirectUI.

Lưu ý rằng những thông tin này cũng giải thích lý do tại sao Microsoft đang đưa ra những đòi hỏi dành cho các thiết bị Windows 10 Mobile để chạy Continuum.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.