Giải pháp bảo vệ gan

13/08/2016 08:02 GMT+7

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại VN tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B chiếm từ 6 - 20% dân số, và 0,2 - 4% dân số nhiễm vi rút viêm gan C.

Cục Y tế dự phòng cho biết tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở phụ nữ mang thai tại VN khoảng 10 - 13% và đây là yếu tố quan trọng gây nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ em (qua lây truyền mẹ con trong quá trình chuyển dạ). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80 - 90% số trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính và hậu quả lâu dài dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

tin liên quan

Tăng men gan vì sao phải sợ?
Xét nghiệm máu thấy men gan tăng là tình trạng phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ẩn sau dấu hiệu men gan tăng là nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của gan mà không thể xem thường.

Tiêm vắc xin ngừa bệnh
WHO khẳng định viêm gan B có thể phòng ngừa hiệu quả thông qua tiêm chủng vắc xin. “Gia đình cần cho trẻ sơ sinh tiêm liều vắc xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu)”. WHO khuyến cáo, tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là biện pháp hiệu quả phòng viêm gan mãn tính và ung thư gan. Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh và tiêm đầy đủ các liều sau đó theo lịch tiêm chủng có khả năng phòng được trên 95% các trường hợp lây nhiễm vi rút viêm gan B.
Tại VN, khoảng 60 - 70% các trường hợp ung thư gan có nguyên nhân do vi rút viêm gan B. “Chúng ta đã triển khai tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trên toàn quốc từ năm 2003 với hàng triệu mũi tiêm mỗi năm. Đây là thời gian “vàng” để phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B cũng là ngăn chặn tác nhân quan trọng gây ung thư gan”, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định.

tin liên quan

Cảnh báo viêm gan và những hậu quả nguy hiểm
Nhiều phương pháp dân gian truyền miệng được cho là tốt cho bệnh viêm gan, giúp mát gan, hạ men gan nhưng không có kiểm chứng khoa học có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Các nguy cơ gây bệnh
Theo WHO, mặc dù số mắc chiếm tỷ lệ không cao như viêm gan B, nhưng viêm gan C (bệnh gan do vi rút viêm gan C gây ra) về lâu dài có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan (là nguyên nhân của 15 - 30% bệnh nhân xơ gan và ung thư gan). Lây truyền vi rút viêm gan C có thể do tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng viêm gan C. Cần phòng bệnh bằng các biện pháp: tránh tiêm truyền không cần thiết và không an toàn; đảm bảo truyền máu an toàn; tránh quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm vi rút viêm gan C; không dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng cá nhân sắc nhọn có thể bị nhiễm bẩn với máu bị nhiễm vi rút... “Việc xăm trổ hoặc xâu khuyên và châm cứu bằng các dụng cụ chung bị nhiễm bẩn cũng có thể là đường lây vi rút viêm gan”, ông Phu lưu ý.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.