Agritechnica Asia Live năm 2022, với chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững” do Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP.Cần Thơ vừa khép lại với những kỳ vọng về một nền nông nghiệp chuyển đổi, bền vững là rất lớn.
Ruộng lúa canh tác theo bộ giải pháp “Bội thu cây lúa - Much more rice” của Công ty Bayer |
Tú Uyên |
Tại Agritechnica Asia Live 2022, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã cùng nông dân, các đại biểu trong nước, quốc tế ra đồng chứng kiến buổi trình diễn công nghệ, máy móc cơ giới hóa trên đồng ruộng. Đặc biệt là lắng nghe chia sẻ của nông dân về những giải pháp canh tác bền vững mà chính họ đang mạnh dạn chuyển đổi để hướng đến một nền sản xuất thông minh.
“Bền vững là đừng để đời cha ăn mặn đời con khát nước”
Thăm ruộng lúa xanh mướt áp dụng theo giải pháp “Bội thu cây lúa” do Công ty Bayer Việt Nam và Viện lúa ĐBSCL phối hợp trình diễn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã dành nhiều lời khen cho cách làm vốn đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ, ứng dụng của nông dân ĐBSCL.
Sau khi nghe thuyết trình về giải pháp sản xuất của Bayer, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ thú vị về “Sản xuất bền vững”. Ông lý giải: “Sản xuất bền vững tức là mình làm gì thì làm, đừng để đời cha ăn mặn đời con khát nước. Chúng ta phải làm sao để bảo vệ chất dinh dưỡng trong đất cho cả thế hệ mai sau. Chứ không thể vắt kiệt ruộng đồng, phục vụ cho thế hệ của mình và rồi mai sau, con cháu chúng ta chỉ còn lại những cánh đồng cằn cỗi, bạc màu”.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng các đại biểu thăm mô hình “Bội thu cây lúa - Much more rice” của Công ty Bayer trình diễn tại Viện lúa ĐBSCL |
Tú Uyên |
Tâm đắc với ý kiến của tư lệnh ngành nông nghiệp, ông Đỗ Hòa Hiệp, nông dân xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ cho rằng, bản thân những người nông dân cũng đang dần thay đổi, hướng đến một nền sản xuất “vì tương lai”. Ông Hiệp kể, gia đình ông đã ứng dụng giải pháp “Bội thu cây lúa” trên 2,5 ruộng suốt 10 năm qua. Hơn ai hết, ông Hiệp có đủ trải nghiệm để thấm thía giá trị của hai từ “bền vững” trong nông nghiệp.
“Cái lợi lớn nhất với nông dân như tôi khi làm theo giải pháp “Bội thu cây lúa - Much more rice” là ít phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, sức khỏe không bị ảnh hưởng, sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường. Lúa mình làm ra chừa lại ăn quanh năm cũng an tâm”, ông Hiệp nói.
Nông dân ĐBSCL quan sát cây lúa trong theo giải pháp “Bội thu cây lúa - Much more rice” của Công ty Bayer |
Tú Uyên |
Cũng theo nhà nông này, ứng dụng giải pháp “Bội thu cây lúa - Much more rice” thực tế nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với canh tác truyền thống. Khác biệt đầu tiên là trộn thuốc xử lý giống trước khi sạ. Từ đó quản lý bệnh hại từ đầu vụ đến khi thu hoạch. Suốt giai đoạn đầu lúa sinh trưởng, nông dân không cần phải sử dụng thêm thuốc để trị bệnh đạo ôn.
Chưa kể, nhờ xử lý giống và sạ thưa nên lượng giống sử dụng cũng giảm rất đáng kể, nếu như trước đây, chi phí phân, thuốc đầu vào luôn từ 1,6 - 2 triệu đồng/công thì khi áp dụng giải pháp “Bội thu cây lúa”, chi phí trên chỉ còn khoảng 900 ngàn - 1 triệu đồng/ công”, ông Hiệp kể.
Giải bài toán chi phí, lợi nhuận
Cũng là nông dân đã và đang canh tác theo giải pháp “Bội thu cây lúa”, ông Nguyễn Văn Chiến, ở xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ cho biết, những năm qua, nhà nông trồng lúa ở ĐBSCL thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao, tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn… Những rủi ro trong sản xuất không chỉ làm tăng gánh nặng chi phí cho nông dân mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lúa. “Từ khi tôi áp dụng bộ giải pháp “Bội thu cây lúa” của Bayer, tôi thấy hiệu quả rất rõ rệt. Không chỉ kiểm soát tốt sâu bệnh hại trên lúa mà cách làm này còn giúp tôi tiết kiệm đáng kể chi phí, công sức lao động”, ông Chiến nói.
Hiện tại gia đình ông Chiến canh tác 8 ha với năng suất khoảng 10 tấn/ha vụ đông xuân, còn vụ hè thu năng suất khoảng hơn 9 tấn/ha. “Đối với nông dân chúng tôi thì quan trọng là thấy được hiệu quả thực sự. Chẳng hạn như tôi lúc đầu làm theo giải pháp của Bayer, ai cũng nói ông xịt ít quá sao mà đảm bảo năng suất. Nhưng rồi tới khi thu hoạch năng suất của mình vượt trội mà chi phí lại thấp hơn. Vậy là mấy vụ sau, họ ùn ùn làm theo mình”, ông Chiến nói và chiêm nghiệm: “Tôi và rất nhiều nông dân không thể ngờ rằng một ngày mình làm lúa lại khỏe như bây giờ. Một vụ giờ xịt có 3 cữ, tôi thuê drone (máy bay không người lái), thuốc sử dụng ít hơn mà tiền công chỉ tốn 17.000 đồng/công, thấp hơn so với thuê người xịt thủ công là 20.000/công”, ông Chiến nói thêm.
Phạm Ngọc Tuấn, chuyên viên phát triển thị trường Nhánh Khoa học Cây trồng của Bayer Việt Nam chia sẻ giải pháp “Much more” tức là giải pháp bội thu của Bayer có thể thực hiện trên nhiều loại cây như xoài, lúa, bưởi, vải, dưa hấu |
Thạc sĩ Phạm Ngọc Tuấn, chuyên viên phát triển thị trường Nhánh Khoa học Cây trồng của Bayer Việt Nam cho biết, ngoài cây lúa, giải pháp “Much more” tức là giải pháp bội thu của Bayer có thể thực hiện trên nhiều loại cây như xoài, lúa, bưởi, vải, dưa hấu… Nguyên tắc chung là dựa theo canh tác tốt cây trồng, sử dụng thuốc đúng thời điểm để quản lý các loại dịch hại trên cây tốt nhất. Chẳng hạn, năng suất tiềm năng của giống có thể đạt được là 9 tấn nhưng hiện nông dân mới chỉ đạt được khoảng 6,8 - 7 tấn. Lúc này giải pháp “Bội thu” của Bayer sẽ giúp nông dân nâng cao năng suất tiệm cận hơn với năng suất tiềm năng.
Cũng theo ông Tuấn, trên thực tế, từ năm 2011 - 2012, Bayer đã liên kết với nông dân triển khai 2.000 mô hình canh tác theo giải pháp “bội thu”. Đến nay, mỗi năm, Bayer đều đẩy mạnh hợp tác với nông dân trong sản xuất. Đặc biệt là hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo xây dựng các vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng gạo, đáp ứng được các yêu cầu khó tính của thị trường.
Chia sẻ thêm về giải pháp của Bayer, ông Chu Việt Hà, Giám đốc Nhánh Khoa học Cây trồng của Bayer Việt Nam, cho rằng, “Bayer Việt Nam luôn tự hào giới thiệu những giải pháp nông nghiệp tiên tiến cho nhiều loại cây trồng đa dạng, giúp nông dân “canh tác bền vững và bội thu”. Điều này mang ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh nền nông nghiệp đang đứng trước yêu cầu tái cơ cấu cũng như thích ứng với những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu. Và tôi tin rằng, cùng nhau, chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu phát triển bền vững trong nông nghiệp”.
Bình luận