Giải pháp nào cho tình trạng buôn lậu thuốc lá?

20/10/2020 09:00 GMT+7

Liên tục nhiều vụ bắt giữ thuốc lá nhập lậu trong thời gian vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, cần sớm có giải pháp triệt để cho vấn đề này.

Theo thống kê, chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng trên cả nước đã bắt giữ hơn 8.300 vụ, tịch thu hơn 8 triệu gói thuốc lá nhập lậu các loại. Trong đó Long An là địa bàn có số vụ bị tịch thu lớn nhất với 930 vụ, thu tới 1,6 triệu bao; Tây Ninh với 307 vụ, thu giữ 252,8 ngàn bao; TP.HCM có 609 vụ, tịch thu hơn 489,6 ngàn bao...
Thực trạng này cho thấy, việc thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 30 của Thủ tướng về việc chống buôn lậu thuốc lá là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phối hợp cụ thể trong công tác đấu tranh chống thuốc lá nhập lậu đối với các địa bàn phức tạp, trọng điểm như các địa bàn giáp ranh; tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động.
Hội thảo phòng chống buôn lậu thuốc lá được tổ chức định kỳ nhằm tìm ra giải pháp giải quyết triệt để tình trạng này

Hội thảo phòng chống buôn lậu thuốc lá được tổ chức định kỳ nhằm tìm ra giải pháp giải quyết triệt để tình trạng này

Việc tăng cường biện pháp chế tài với các hành vi vi phạm cũng hết sức cần thiết. Được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành nghị định số 98/2020 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, từ ngày 15-10, người có hành vi kinh doanh, buôn bán, vận chuyển và tàng trữ dù chỉ 1 gói (bao) thuốc lá nhập lậu cũng có thể bị phạt tới 3 triệu đồng.
Bên cạnh thuốc lá điếu, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá làm nóng cũng bắt đầu thâm nhập thị trường qua đường xách tay hoặc nhập lậu dù chưa chính thức có mặt tại Việt Nam.
Giữa tháng 9 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại địa chỉ số 5 Ngô Quyền và số 6 Nhà Chung (Hoàn Kiếm, Hà Nội), thu giữ hơn 1.300 máy hút thuốc lá điện tử và các phụ kiện thay thế. Những sản phẩm này đều có chữ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng hợp pháp, tình trạng nhập lậu và buôn bán bất hợp pháp thuốc lá nói chung và thuốc lá thế hệ mới nói riêng còn mang lại nguy cơ trẻ hóa đối tượng hút thuốc. Thực tế cho thấy, do chưa chính thức được thương mại tại Việt Nam, thuốc lá làm nóng, cùng với một số loại thuốc lá thế hệ mới khác, đang bị rao bán tràn lan trên mạng, quảng cáo sai chỉ định của nhà sản xuất. Những tay buôn hàng bất hợp pháp cố tình tạo nên ngộ nhận, từ loại sản phẩm giảm thiểu tác hại dành cho người hút thuốc trưởng thành, thành “món đồ chơi thời thượng” của giới trẻ.
FDA có biện pháp quản lý phù hợp khác nhau đối cho các sản phẩm thuốc lá có vị trí khác nhau trên chuỗi nguy cơ

FDA có biện pháp quản lý phù hợp khác nhau đối cho các sản phẩm thuốc lá có vị trí khác nhau trên chuỗi nguy cơ

Kinh nghiệm từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng cho thấy việc sớm có biện pháp quản lý phù hợp cho từng loại thuốc lá khác nhau dựa trên chuỗi nguy cơ khác nhau là một trong những chìa khóa giúp ngăn chặn tình trạng mua bán bất hợp pháp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Liên quan đến vấn đề này, trong một lần trao đổi cùng báo chí tại Hội thảo phòng chống buôn lậu thuốc lá, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho biết, việc thuốc lá thế hệ mới nhập vào Việt Nam qua đường không chính thức, đồng nghĩa với nguy cơ bị thuốc lá giả với chất lượng không kiểm soát được. Do đó, trong công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá nói chung, rất cần tập trung cả việc phòng chống buôn lậu thuốc lá thế hệ mới. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề xuất, cần sớm có nghiên cứu để đưa thuốc lá thế hệ mới vào diện quản lý, để kiểm soát tình trạng sử dụng trong cộng đồng cũng như tránh thất thu ngân sách.
Từ góc nhìn của nhà sản xuất thuốc lá hợp pháp, ông Rodney Van Dooren, Trưởng bộ phận Phòng chống buôn lậu của Philip Morris International (PMI) tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng cho rằng, cần tăng cường kiểm soát biên giới và thực thi pháp luật, cũng như xây dựng các quy định phù hợp để quản lý sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam. Việc này giúp tránh thất thu thuế, đảm bảo lợi ích của người hút thuốc trưởng thành Việt Nam và nhà sản xuất hợp pháp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.