Đây là giải thưởng quốc tế được trao tặng hằng năm, dành cho những người có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp hòa giải, yêu thương và hướng thiện, theo website chính thức trannhantongprize.org. Giải thưởng bao gồm huân chương, bằng chứng nhận và một tác phẩm âm nhạc cổ điển hoặc một bài thơ.
Ủy ban Xét duyệt giải thưởng năm 2012 gồm Chủ tịch Học viện Trần Nhân Tông, GS Thomas Patterson thuộc Trường quản lý nhà nước John F.Kennedy (Đại học Harvard, Mỹ); Giám đốc Học viện Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập Báo điện tử Vietnamnet, nay là nghiên cứu sinh của Trung tâm báo chí, chính trị và chính sách công Shorenstein (ĐH Harvard); GS Thomas Fiedler, cựu Tổng biên tập tờ Miami Herald cùng một số học giả của ĐH Harvard.
|
Ngoài ra, Ban cố vấn giải thưởng gồm có nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An, cựu Tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga; cựu Thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakis; Phó chủ tịch thường trực Công ty truyền thông The Washington Post Ann Mc Daniel, ông Phil Barboni; Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty truyền thông Global Post...
Bên cạnh đó, học viện thông báo sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế Trần Nhân Tông vào ngày 22.9 tại Trường quản lý nhà nước John F.Kennedy và đang tiến đến xây dựng bảo tàng Trần Nhân Tông tại Hà Nội.
|
Trần Nhân Tông, vị vua nhân hậu
Năm 1288, sau ngày đánh thắng quân Nguyên, vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308), vị vua thứ 3 của nhà Trần công bố đại xá thiên hạ. Trong hoàng tộc, nhà vua thực hiện chính sách đoàn kết, không truy bức gắt gao với những ai lỡ phạm tội lần đầu. Ngoài dân chúng, vua dùng kế sách “nới sức dân”, cho phép “chuộc lại nô tì và ruộng đất”. Với các quan đương triều, vua quan tâm khuyên nhủ để hóa giải xích mích của họ với nhau. Đối với kẻ thù, vua dùng lời ôn tồn, mềm dẻo trong các thư từ qua lại với mục đích tranh thủ nền hòa bình. Để giữ hòa khí, vua tránh chỉ trích trực tiếp tội lỗi chiến tranh do vua Hốt Tất Liệt chủ trương, mà nói là do đám tướng chỉ huy ở biên giới muốn lập công gây ra. Tội ác giặc như thế, song khi đại thắng vua đã không giết mà đối xử tử tế nhân hậu, sai đưa “đại vương Tích Lệ Cơ Ngọc” và các tướng tá về nước. Lại tha chết cho hơn 8.000 quân Nguyên bị bắt làm tù binh về đoàn tụ với gia đình, vợ con của họ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam số tù binh lớn như vậy được phóng thích nhân đạo. Đối với nước Chiêm Thành, vua Trần Nhân Tông đã viễn du hóa độ, khất thực trong thành, vua Chiêm là Chế Mân kính trọng thỉnh mời vào cung để dâng cúng trai lễ, cung cấp thuyền bè và tự thân mình tiễn đưa vua ra bến...
Văn Khoa - Giao Hưởng
>> Dựng tượng vua và Phật hoàng Trần Nhân Tông
>> Phật hoàng Trần Nhân Tông
>> Tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Bình luận (0)