Jerry Lim bảo, đó là sứ mệnh của Grab khi tới VN cũng như nhiều nước khác.
|
Grab khi vào VN đăng ký là một doanh nghiệp (DN) Việt, sao không phải là một công ty nước ngoài để được hưởng nhiều ưu đãi?
Mục tiêu đầu tiên của Grab khi tiến vào bất kỳ thị trường nào là tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại và phục vụ tốt nhất cho người dân địa phương. Nhiệm vụ của chúng tôi là hiểu rõ những khó khăn, sự bất tiện mà người dân đang gặp phải để đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp. Do đó, tất cả mọi thứ, từ dịch vụ, tính năng… đều phải phục vụ nhu cầu của người bản địa. Mà có cách nào để phục vụ người dân, đóng góp vào nền kinh tế địa phương tốt hơn là trở thành một phần của vùng đất đó?
Ví dụ, chúng tôi biết được rằng tại VN, dù ở các TP lớn, người dân vẫn có thói quen di chuyển bằng xe máy. Không chỉ yêu cầu được vận chuyển từ điểm A tới điểm B một cách an toàn, họ còn mong có được mức chi phí phù hợp, tìm kiếm phương tiện dễ dàng. Rồi việc đậu, đỗ xe 6 - 8 tiếng/ngày hoặc chạy vòng vòng tìm khách rất lãng phí. Thế là dịch vụ GrabBike ra đời và giải quyết tất cả những vấn đề đó. VN cũng là nước đầu tiên có dịch vụ này vào năm 2014, sau đó được các nước khác học hỏi theo và phát triển. Nói vậy để thấy với Grab, việc tìm hiểu nhu cầu, khó khăn trong cuộc sống của người dân là quan trọng nhất và không ai làm điều này tốt hơn chính người bản địa. 95% nhân viên tại công ty hiện nay đều là người Việt.
Giai đoạn mà Grab vào VN, cả Cách mạng Công nghiệp 4.0 lẫn kinh tế chia sẻ còn là khái niệm khá xa lạ, anh có lo ngại nguồn nhân lực bản địa sẽ không đủ cả về chất và lượng để thực hiện mục nhiệm vụ khó khăn như vậy?
Hoàn toàn ngược lại, khi vào VN, tôi phát hiện ra rằng đất nước này sở hữu nguồn nhân lực trẻ rất năng động, linh hoạt và nhiệt huyết. Bên cạnh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cao, các bạn trẻ VN rất có chí tiến thủ và luôn mong muốn, khát khao được học hỏi những điều mới. Tuy nhiên các bạn còn thiếu kinh nghiệm và hơi e dè trước các rủi ro, nói cách khác là sợ thất bại. Chính vì thế, năm 2017, Grab đã mở trung tâm R&D (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển) tại TP.HCM nhằm đầu tư, đào tạo những tài năng trẻ VN, để giúp họ không chỉ trau dồi kỹ năng mà còn được học hỏi từ những kỹ sư tại các trung tâm R&D khác của Grab khắp thế giới. Ngoài các kỹ sư người Việt, hiện Trung tâm R&D tại TP.HCM còn có các kỹ sư từ Mỹ, Đức… Họ mang theo kiến thức và công nghệ mới nhất, giúp các bạn trẻ VN được tiếp xúc nhiều hơn với các công nghệ hiện đại. Đồng thời, dung hòa với hiểu biết của các kỹ sư ở VN để mang lại những sản phẩm, giải pháp vừa hiện đại, mang tính quốc tế, vừa phù hợp với thói quen, đặc tính của địa phương.
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab VN:
Sau 5 năm Grab hoạt động ở VN, điều khiến tôi tự hào nhất không phải vị thế dẫn đầu hay thị phần mà chính là Grab đã giành được sự tin tưởng, yêu mến của người dân VN. Có những khách hàng đã đồng hành cùng Grab trong suốt 5 năm hình thành và phát triển. Chúng tôi ra dịch vụ mới nào, họ đều sử dụng. Có những tài xế, đối tác DN đã hợp tác, đồng hành cùng Grab trong cả quãng đường dài. Điều đó chứng tỏ Grab đã và đang mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của người Việt thông qua công nghệ. Đấy cũng chính là sứ mệnh to lớn nhất, xuyên suốt hành trình phát triển của Grab cho tới thời điểm này và cả trong tương lai.
|
Thực ra việc tìm hoặc đưa những người giỏi nhất để thúc đẩy Grab phát triển mạnh tại VN không khó, nhưng đó không hoàn toàn là hướng đi của chúng tôi. Sứ mệnh Công nghệ vì cộng đồng mà Grab đang theo đuổi đang được áp dụng với tất cả 8 nước mà chúng tôi đang hoạt động, trong đó có VN. Theo đó, chúng tôi mong muốn sử dụng công nghệ để giúp người dân giải quyết các vấn đề hàng ngày trong cuộc sống, giúp các đối tác như tài xế, nhà hàng, DN siêu nhỏ… có cơ hội tăng thêm thu nhập và đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội của nước sở tại. Muốn phát triển bền vững, phải có nguồn nhân lực tốt.
Nhưng có một thực tế là sau khi được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, không ít bạn trẻ lại đem kiến thức học được từ Grab qua phục vụ một công ty khác hoặc mở DN có khả năng trở thành “đối thủ” của Grab trong tương lai. Mỗi lần như vậy, cảm xúc của anh thế nào?
Chúng tôi chưa bao giờ lo ngại về việc này. Đây là chuyện bình thường. Grab luôn quan niệm, làm ở Grab, các bạn càng giỏi chúng tôi càng tốt. Nhưng nếu không làm việc cho Grab, các bạn có ý tưởng, phát kiến ra công nghệ mới, sản phẩm mới thì cũng chung mục đích với Grab là dùng Công nghệ vì cộng đồng, thông qua công nghệ để phục vụ lợi ích, kinh tế của VN. Chưa kể những sản phẩm mới, DN mới đó còn có khả năng trở thành đối tác, đóng góp vào hệ sinh thái siêu ứng dụng đa dịch vụ của Grab trong tương lai. Đây cũng là cách Grab thu hút nguồn nhân lực. Mọi người sẽ nhìn nhau, truyền tai nhau và “kéo tới” làm việc cho Grab để rèn luyện, trau dồi cả kiến thức lẫn kinh nghiệm. Bằng chứng là từ vỏn vẹn vài chục người những ngày đầu, đến nay đã có hơn 800 nhân viên làm việc chính thức cho Grab.
Câu hỏi của bạn khiến tôi liên tưởng đến việc học võ công (kungfu). Thường các bậc tiền bối chỉ dạy lại cho hậu bối khoảng 50% công lực, giữ lại 50% làm bí quyết vì sợ học trò giỏi hơn mình. Tuy nhiên ở Grab không như vậy. Chúng tôi sẵn sàng truyền lại hết 100% “công lực”, thậm chí 110 - 120%. Nói chung là tất cả những gì chúng tôi có thể làm để các bạn phát triển được hết khả năng, chúng tôi sẽ làm. Không những thế, bản thân tôi cũng như những người đứng đầu Grab luôn mong muốn giới thiệu các tài năng trẻ ở VN tiến ra các nước trong khu vực và xa hơn là tầm quốc tế. Thực tế nguồn chất xám này không chảy lãng phí mà nó sẽ “chảy” từ thế hệ này qua các thế hệ mai sau, tạo dựng nên nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao cho VN.
Sau 5 năm làm việc với các bạn trẻ VN, cũng là giai đoạn VN đang thực hiện chương trình “Quốc gia khởi nghiệp”, anh có nhận xét gì về khởi nghiệp của giới trẻ trong nước?
Các start-up công nghệ Việt có rất nhiều ý tưởng hay nhưng đa phần thiếu nguồn vốn hoặc một số đang thiếu kỹ năng trong việc phát triển quy mô, mở rộng thị trường. Vì thế, trong khoản cam kết 500 triệu USD mà Grab sẽ đầu tư vào thị trường VN trong thời gian 5 năm sắp tới, Grab cũng sẽ đánh giá để có cơ hội hợp tác với các start-up phù hợp, thậm chí trở thành nhà tư vấn, đào tạo, thậm chí xem xét đầu tư để giúp các start-up phát triển thành công hơn và góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của VN.
Trước mắt, Grab sẽ đẩy mạnh phát triển trung tâm R&D từ 120 kỹ sư hiện có lên con số dự kiến 150 kỹ sư vào cuối năm nay và cố gắng đạt mốc hơn 200 kỹ sư năm 2020, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả nhất cho các tài năng VN.
Chương trình “Grab vì cộng đồng” được hình thành dựa trên ưu tiên của Grab trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân Đông Nam Á trong suốt 7 năm hoạt động. Trong báo cáo đánh giá tác động xã hội đầu tiên được công bố ngày hôm nay, Grab ước tính đã đóng góp 5,8 tỉ USD vào nền kinh tế Đông Nam Á trong vòng 12 tháng, tính đến tháng 3.2019. Hơn 9 triệu DN siêu nhỏ, tức xấp xỉ 1 trên 70 người ở Đông Nam Á, kiếm được thu nhập thông qua nền tảng Grab, với những vai trò như đối tác tài xế, đối tác giao nhận, đối tác nhà hàng, hoặc đại lý. 21% đối tác tài xế Grab không có việc làm trước khi hợp tác với Grab, trong khi 31% đối tác đại lý không có thu nhập trước khi tham gia Grab-Kudo.
|
Bình luận (0)