Theo ông Frank De Laat, Phó lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM, việc quan tâm đến phúc lợi động vật, giảm kháng sinh trong chăn nuôi là xu hướng của ngành chăn nuôi các nước phát triển. Phúc lợi động vật hay quyền lợi động vật là một thuật ngữ đảm bảo trạng thái tốt về thể chất và tinh thần của con vật, đó là việc đối xử tốt với động vật để con vật có trạng thái tốt… Phúc lợi động vật cũng có nghĩa là mối quan tâm của con người đối với đạo đức đối xử với động vật và các quyền động vật. Chúng được đo bằng thái độ đối xử với động vật thông qua 5 tiêu chí: Không bị đói khát; không bị khó chịu cả về thể chất và tinh thần; không bị đau đớn, thương tật, bệnh tật; không bị sợ hãi; tự do thể hiện các hành vi bản năng.
Ông Frank De Laat cũng nhấn mạnh đến việc thiết lập chuỗi liên kết thực sự trong chăn nuôi, xem người chăn nuôi như những doanh nhân thực sự và mối tương tác chặt chẽ theo mô hình kim cương (chính phủ, doanh nghiệp, khối trí thức và người tiêu dùng).
Tại buổi tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi, cho biết, phát triển chăn nuôi của địa phương hiện còn nhiều hạn chế về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tỷ lệ chế biến còn thấp và hầu như chưa xuất khẩu được. Nguyên nhân sản phẩm của ngành chăn nuôi chưa có lối ra là các doanh nghiệp chỉ mới làm được khâu đầu là tổ chức sản xuất, còn khâu chế biến và thị trường thì làm chưa bài bản. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu thụ khó khăn, chật vật ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
“Việc tổ chức lại ngành chăn nuôi theo mô hình liên kết chuỗi với các cấp độ, trong đó quy mô sản xuất lớn của doanh nghiệp, hợp tác xã phải tập trung cao để xuất khẩu, quy mô vừa và nhỏ sản xuất cung cấp cho thị trường trong nước. Phát triển chăn nuôi với các loại vật nuôi đặc sản gắn với chăn nuôi hữu cơ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng… là xu hướng cần đẩy mạnh trong thời gian tới”, ông Lợi nhấn mạnh.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, Bộ đang triển khai một số nghị định về liên kết sản xuất chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ và đề án nâng cao năng lực chế biến ngành nông nghiệp để gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.
tin liên quan
Thất bại trong quy hoạch vùng chăn nuôi tập trungTỉnh Đồng Nai đang xem xét xóa bỏ quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung sau 10 năm thực hiện, do ít mang lại hiệu quả.
Bình luận (0)