• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Giảm "khó chịu" trong thai kỳ

10/08/2015 04:32 GMT+7

Mệt mỏi, nôn ói, khó thở, tay chân tê cứng… là những triệu chứng thường gặp khi mang thai. Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hay bổ sung một vài dưỡng chất thiết yếu cũng cải thiện đáng kể tình trạng kể trên

BÀI: BS ĐÀO THỊ YẾN THỦY – TRUNG TÂM DINH DƯỠNG TP.HCM

 

30-SK-mo 160615-1
  • Nghén: Do thay đổi nội tiết tố, phụ nữ mang thai thường bị buồn nôn và nôn ói vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Thường sau 3 tháng triệu chứng nghén sẽ hết. Lúc này bạn cần chia nhỏ bữa ăn, không nên để bụng đói quá, tránh dùng các thực phẩm có mùi gây buồn nôn, thức ăn chiên xào khó tiêu… Đừng nằm ngay sau khi ăn. Dùng bánh mì khô, bánh qui và nghỉ ngơi một lúc sẽ giúp chống nôn. 
  • Khó thở: Ở giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung to có thể đè lên cơ hoành gây ra cảm giác khó thở khi gắng sức hoặc khi nói chuyện, khi nằm ngủ… Tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng của thiếu máu. Bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tối ngủ kê thêm gối… Nếu khó thở thường xuyên và kéo dài nên đi khám bác sĩ.
  • Vọp bẻ (chuột rút), tê tay chân: Thường gặp do thiếu canxi. Bạn có thể xoa bóp bắp chân, bàn tay… để giảm đau, giảm khó chịu, uống thêm sữa hoặc ăn tôm tép nguyên vỏ cá nhỏ nguyên xương, báo bác sĩ để được cho uống thêm canxi bổ sung.
  • Táo bón: Uống đủ nước (6 - 8 ly mỗi ngày), ăn nhiều rau, khoai, củ, trái cây, tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn sẽ giúp giảm táo bón. Tránh dùng thuốc xổ (thuốc nhuận trường), nếu bón kéo dài nên đi bác sĩ.


 

Top
Top