Gián có thể trinh sản

01/04/2017 08:01 GMT+7

Nghiên cứu mới phát hiện sự thật gây sốc đối với những người ghét loài gián, theo đó gián cái có thể đẻ trứng mà không cần tiếp xúc với gián đực trong nhiều năm liền.

Các chuyên gia thuộc Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã sử dụng 15 cá thể gián cái chưa từng phối giống để gầy dựng cả sư đoàn toàn gián cái tồn tại suốt hơn 3 năm, giống như một phiên bản gớm ghiếc của “Tây lương nữ quốc” trong Tây du ký. Không giống như gián đực sẽ choảng nhau giành địa bàn nếu bị nhốt chung, các cá thể gián cái lại co cụm với nhau và sống chung một cách hài hòa theo chu kỳ sinh sản, tạo ra nhiều hậu duệ hơn hẳn so với trường hợp chúng sống đơn độc. Giới chuyên gia cho rằng hành vi này là ví dụ nguyên sơ nhất cho năng lực hợp tác ở giống cái.
Theo quan sát của các chuyên gia Nhật Bản, con cái của dòng gián Mỹ có thể đẻ trứng bằng hình thức trinh sản. Hậu duệ ra đời từ một trứng duy nhất nên lúc nào cũng là gián cái, nhưng chúng vẫn sống sót và có thể tiếp tục đẻ thêm những con gián cái khác. Như các loài chân đốt, gián chỉ áp dụng hình thức duy trì nòi giống trên trong trường hợp đàn không có con đực, vì gián con chào đời bằng cách trinh sản có tỷ lệ sống sót thấp hơn những con sinh ra qua hoạt động giao phối thông thường. Báo cáo trên chuyên san Zoological Letters cũng phát hiện gián trinh sản có thể đẻ trứng trung bình sau 13,4 ngày. Tuy nhiên, nếu chúng được nhốt chung với nhau thành một cộng đồng, thời gian đẻ trứng được rút ngắn lại còn khoảng 10 ngày. Điều này cho thấy, dù gián cái không cần phải có gián đực để duy trì nòi giống, chúng vẫn thích có đôi có cặp.

tin liên quan

Sự thật thú vị về chỉ tay
Theo thuật xem tay cho rằng những đường chỉ tay của một người có thể thể hiện sức khỏe và đôi khi là số phận của chúng ta. Nhưng sự thật về những đường chỉ tay này còn bắt nguồn từ khoa học mà ít người biết.

Để rút ra những kết luận trên, các chuyên gia thực hiện một cuộc thí nghiệm sắp xếp các gián cái trong nhiều tình huống khác nhau: nhốt chung với gián đực khỏe mạnh, hoặc với con đực đã bị can thiệp làm cho vô sinh, hoặc ở một mình, hoặc sống chung với các con cái khác. Sau đó, họ thu thập số lượng trứng trong mỗi cộng đồng và ghi nhận thời gian trung bình gián đẻ trứng. Kết quả cho thấy ở chung với gián đực vô sinh làm trì hoãn thời gian đẻ trứng so với nhóm gián cái ở chung. Thế là các nhà nghiên cứu cho rằng những con gián cái bằng cách nào đó đã đồng bộ hóa quá trình trinh sản để tối đa số hậu duệ có thể sống sót. “Một kết luận khác có thể rút ra từ cuộc nghiên cứu trên là cộng đồng gián cái đã vận dụng kỹ thuật trinh sản nhuần nhuyễn và ổn định hơn các trường hợp được theo dõi trước đó; với một nhóm gồm 15 con cái đủ để tạo ra cả cộng đồng sau hơn 3 năm”, theo báo cáo.
Đội ngũ các nhà khoa học Nhật Bản kết luận, về ngắn hạn, đặc biệt trong môi trường tài nguyên dồi dào, trinh sản có thể là chiến lược hiệu quả để gia tăng số lượng hậu duệ để gia tăng thực lực chiếm đóng khu vực định cư mới. Trong khi đó, các con đực lại thiên về xu hướng rời khỏi bầy đàn nhằm tránh tình trạng giao phối họ hàng gần, khác với cách của con cái là đoàn kết với nhau để cùng vượt qua.

tin liên quan

Lần đầu tiên dùng robot phẫu thuật ung thư dạ dày
Hôm nay (20.3), Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) đã dùng robot cắt ung thư dạ dày cho bệnh nhân 54 tuổi. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam robot được đưa vào phẫu thuật ung thư dạ dày cho bệnh nhân.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.