Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Giáo sư Luis de Lecea và các cộng sự ứng dụng công nghệ kiểm soát hoạt động của tế bào thần kinh bằng ánh sáng - một phương pháp kết hợp các kỹ thuật nghiên cứu quang học và di truyền học được gọi là optogenetics - để khảo sát loại tế bào não chuyên giữ vai trò chuyển đổi từ trạng thái ngủ sang thức. Họ đưa những xung ánh sáng trực tiếp vào não chuột để kiểm tra lúc chúng ngủ. Sau đó, đặt chuột vào trong chiếc hộp có hai vật thể, trong đó có một vật mà chuột đã biết trước. Nhóm chuột đã trải qua giấc ngủ dài, không gián đoạn, luôn khám phá vật thể mới trong hộp. Trong khi đó, chuột có giấc ngủ bị gián đoạn muốn khám phá cả hai vật thể và điều này cho thấy khả năng ghi nhớ của chúng đã bị ảnh hưởng.
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)