5 bài thi THPT quốc gia
Đối với kỳ thi THPT, mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư tổ chức một cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh (TS) của địa phương.
Gồm 5 bài thi: toán, ngữ văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn lý, hóa, sinh) và khoa học xã hội (tổ hợp các môn sử, địa, giáo dục công dân). Để được xét công nhận tốt nghiệp, TS hệ giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội). TS có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ; TS hệ GDTX thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn và 1 bài thi tự chọn là khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. TS có thể chọn thi thêm bài thi ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.
Các bài thi toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bài thi ngữ văn theo hình thức tự luận.
tin liên quan
Công bố dự thảo phương án thi và tuyển sinh năm 2017Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, với nhiều thay đổi so với năm 2016.
Thi trong tháng 6
Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản nhằm mục đích xét tốt nghiệp và những câu hỏi phân hóa nhằm mục đích xét tuyển ĐH, CĐ.
Đề thi cho mỗi bài thi khoa học tự nhiên, khoa học xã hội có 60 câu hỏi trắc nghiệm; Bài thi toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm; Bài thi ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sẽ công bố đề thi minh họa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Học sinh và giáo viên có thể tham khảo định dạng của đề thi này để ôn luyện trong quá trình dạy, học.
tin liên quan
Nhiều đại học sẽ tổ chức kỳ thi riêngVới dự thảo phương án thi năm 2017 của Bộ GD-ĐT - giao kỳ thi THPT
về cho các địa phương, lãnh đạo nhiều trường ĐH cho biết có thể sẽ tổ
chức kỳ thi riêng để xét tuyển.
Thời gian làm bài thi toán, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là 90 phút mỗi bài; ngữ văn là 120 phút; ngoại ngữ 60 phút.
Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 (năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12. Từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT).
Lịch thi dự kiến sẽ tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6. Ngày thứ nhất, buổi sáng thi ngữ văn; buổi chiều thi khoa học tự nhiên. Ngày thứ hai: Buổi sáng thi toán và ngoại ngữ; buổi chiều thi khoa học xã hội.
4 phương thức tuyển sinh vào ĐH, CĐ
Các trường ĐH, CĐ xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy chế và công bố công khai. Các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia: Sau khi có kết quả thi, TS được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Phương thức 2: Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của TS.
Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm THPT).
Phương thức thứ 4: Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh.
tin liên quan
Chưa biết thế nào là 'bài thi tổng hợp'?Dự thảo phương án thi 2017 Bộ GD-ĐT vừa đưa ra đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận với những câu hỏi lớn về cái gọi là 'bài thi tổng hợp' và 'đánh giá năng lực'.
Bài thi là tổ hợp 3 môn, không phải “tích hợp”
Tiến sĩ Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Bộ dự kiến đưa ra 5 bài thi, trong đó có 2 bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi bài thi trong 2 bài thi này là tổ hợp của 3 môn (khác với đề thi của các kỳ thi chuẩn hóa các nước, chẳng hạn như Mỹ, là bài thi “tích hợp”). Như vậy, đề thi sẽ lần lượt các phần lý, hóa, sinh hoặc sử, địa, giáo dục công dân. TS không phải băn khoăn nhiều về việc ôn thi, bởi những năm trước TS thi lý, hóa, sinh (trắc nghiệm) thế nào thì năm tới cũng sẽ thi như thế.
tin liên quan
Thi THPT quốc gia 2017: Dự kiến có 5 bài thiTừ năm 2017 có thể kỳ thi THPT quốc gia sẽ được giao cho các sở GD-ĐT chủ trì. Còn việc xét tuyển ĐH, mỗi trường được tự lựa chọn phương thức phù hợp, kể cả tự tổ chức thêm một kỳ thi hoặc hình thành nhóm.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga giải thích thêm: “Bài thi tổng hợp nhưng sẽ có điểm các thành phần như lý, hóa, sinh riêng. Trường có thể sử dụng điểm cả bài thi để tuyển, hoặc có thể lấy điểm từng phần riêng phù hợp với tổ hợp khối thi của mình”. Tuy nhiên, khi phóng viên Báo Thanh Niên hỏi Bộ sẽ quy định thời gian làm bài thi tổng hợp thế nào, có chia thời gian riêng cho từng phần hay để TS sử dụng tùy thích (chẳng hạn như dùng cả thời gian làm bài thi chỉ để giải quyết một phần liên quan tới một môn thi), ông Ga nói Bộ sẽ bàn kỹ lưỡng việc xử lý chi tiết này khi xây dựng quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ.
“Không cần phải thay đổi cách học”
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết theo phương án thi THPT quốc gia mà Bộ đề xuất thì nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Những kiến thức, kỹ năng TS cần tích lũy để chuẩn bị cho kỳ thi cũng không có gì thay đổi so với những năm trước, do đó không cần phải thay đổi cách học.
“Nội dung kiến thức, kỹ năng là cái mà nhà trường trang bị cho học sinh. Còn thi chỉ là giải pháp kỹ thuật nhằm đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh, nên không phải thi gì thì nhà trường dạy nấy. Nhiều năm qua, rất nhiều học sinh của chúng ta học chương trình trong nước nhưng thi ở các trường quốc tế với các phương thức thi rất đa dạng, thậm chí rất khác biệt, nhưng vẫn đạt kết quả cao. Vì vậy, điều quan trọng ở nhà trường là trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức, kỹ năng tốt. Dạy học không phải để đạt kết quả cụ thể ở kỳ thi nọ, kỳ thi kia mà phải đạt được mục tiêu của giáo dục”, ông Ga nói.
Về việc xét tuyển của các trường ĐH, ông Ga cho biết Bộ chưa bàn kỹ các giải pháp kỹ thuật về việc tổ chức kỳ thi cho các trường có nhu cầu tổ chức thi thêm để tuyển sinh, tuy nhiên ý tưởng của Bộ không mâu thuẫn với mong muốn được tuyển sinh theo các tổ hợp khối thi của các trường. Vì thế, TS hiện đang ôn thi theo khối thi có thể yên tâm ôn thi”.
|
Bình luận (0)