Dư luận mấy ngày qua bàng hoàng trước việc học sinh Trường mầm non Phú Mỹ (TX.Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu) phải ăn “cơm nấu từ gạo bị mốc, cá xốt cà chua nhưng chỉ có đầu cá, canh cải thịt nhưng chỉ là thịt mỡ”. Tuy nhiên, vấn đề là bữa ăn học đường kém chất lượng không phải là chuyện mới nhưng tại sao không thể chấm dứt?
Sự bắt tay của một ê kíp
tin liên quan
Cho học sinh ăn trưa mì sợi, hiệu trưởng mất việcĐồng thời, bà Phượng cho biết, khác hoàn toàn với những bậc học khác, trong môi trường giáo dục, đặc trưng của học sinh mầm non là sự chăm sóc và nuôi dưỡng. Do vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò rất đặc biệt cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ về sau. Chính vì vậy, vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở độ tuổi mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Nguyên lãnh đạo phụ trách bậc học mầm non của Q.Tân Phú thông tin, theo quy định, khi nhà trường tổ chức bếp ăn thì đều có đầy đủ các bộ phận như ban tiếp phẩm, ban thanh tra kiểm tra… Từ đó bà Phượng đặt câu hỏi: “Khi sự việc xảy ra những bộ phận này ở đâu?”.
|
Chỉ cần có tâm !
Sở GD-ĐT các địa phương đều quy định rõ ràng về việc thực hiện bếp ăn ở trường học, đặc biệt là trường mầm non, để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra tình trạng bữa ăn học đường không đủ dinh dưỡng, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm. Trao đổi với phóng viên, hầu hết các nhà giáo dục đều khẳng định: Đó là đạo đức, trách nhiệm và lương tâm của lãnh đạo, tập thể và cá nhân trong nhà trường. Chỉ cần có tâm là có thể làm tất cả. Có khi thấy một cọng rác, hiệu trưởng cũng lo cho môi trường của học trò mà thúc đẩy bộ phận vệ sinh làm thật tốt.
Bà Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM), thông tin: “Thông thường và theo lẽ phải thì hiệu trưởng phải là người kiểm tra, giám sát hoạt động bữa ăn của trẻ trong nhà trường để nếu phát hiện vấn đề gì không ổn thì kịp thời điều chỉnh và xử lý. Do đó, việc làm tốt hay xấu đối với trẻ đều xuất phát từ cái tâm của người đứng đầu và sự phối hợp của các bộ phận trong nhà trường”.
Để có một bữa ăn đảm bảo chất lượng như Trường mầm non Vàng Anh đang thực hiện, bà Hương cho biết phải đảm bảo nhu cầu khuyến nghị cho mỗi trẻ theo quy định của Bộ GD-ĐT. Theo đó, nhu cầu của một trẻ trong một ngày là 1.230 - 1.320 kcal, năng lượng chiếm 50 - 55%, tương đương mức 615 - 726 kcal. Như vậy, từ mức đóng tiền ăn 45.000 đồng/ngày/học sinh gồm bữa sáng, trưa và xế, bộ phận bán trú sẽ tính toán, cân đối các nhóm thực phẩm để đảm bảo số kcal cần thiết cho mỗi độ tuổi. Thực đơn của nhà trường cần đa dạng về các loại rau - củ, nguồn thực phẩm cung cấp đạm và hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
Đặc biệt, bà Hương cho rằng cần công khai và khuyến khích sự tham gia của phụ huynh học sinh vào hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Khuyến khích phụ huynh giám sát bữa ăn trẻ
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết để môi trường giáo dục ngày càng phát triển thì Sở GD-ĐT khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trong đó, mọi hoạt động cần được công khai và chủ động tiếp nhận những ý kiến đóng góp của phụ huynh.
Từ khuyến khích này, một số trường học tại TP.HCM đã tổ chức cho phụ huynh tham quan bữa ăn của học sinh. Ông Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, cho hay để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà trường lựa chọn đơn vị có uy tín, quy trình chế biến thực phẩm theo đúng quy định và được cơ quan chức năng cấp giấy phép và kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng giám sát bữa ăn.
|
Bình luận (0)