Giảng viên dùng công nghệ đo cảm xúc của sinh viên

16/09/2016 09:41 GMT+7

Một giảng viên ở Trung Quốc mới đây đã sử dụng công nghệ khá độc đáo để đo cảm xúc của sinh viên.

Giáo sư Ngụy Kiêu Dũng tại Đại học Tứ Xuyên đã chế tạo công nghệ nhận diện khuôn mặt để theo dõi sinh viên Ảnh chụp màn hình The Telegraph
Giáo sư khoa học máy tính Ngụy Kiêu Dũng tại Trường đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt trên các lớp học của mình. Cách này có thể giúp đánh giá mức độ hấp dẫn của bài giảng dựa trên nét mặt của sinh viên, theo The Telegraph.
Ông tin rằng phương pháp này có thể được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là công nghệ mới do chính ông phát triển. Nó có thể đánh giá được cảm xúc và mức độ quan tâm của sinh viên, họ đang cảm thấy bình thường, nhàm chán hay hứng thú với bài học.
“Khi liên kết các dữ kiện thu được với cách thức giảng dạy và các mốc thời gian, chúng ta có thể biết được những gì thực sự thu hút sinh viên”, giáo sư Ngụy nói với The Telegraph.
“Sau đó, bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi như liệu phương pháp giảng dạy này đã ổn, hoặc nội dung giảng cho sinh viên đã tốt chưa”, ông Ngụy nói thêm.
Đây không phải là lần đầu tiên giảng viên Đại học Tứ Xuyên sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Cách đây 5 năm, trường đã bắt đầu triển khai công nghệ này để theo dõi sinh viên có đi học đầy đủ hay không thay vì điểm danh.
Giáo sư Ngụy cho biết ông thường không điểm danh. Thay vì tạo áp lực bằng cách điểm danh để sinh viên đến lớp, ông đang cố gắng làm bài giảng hấp dẫn hơn để họ hứng thú đi học.
Ông cũng hy vọng công nghệ nhận diện khuôn mặt mới của mình có thể được sử dụng trong các ngành nghiên cứu khoa học xã hội, tâm lý học và giáo dục.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.