Ông Đặng Văn Bình - Ảnh: Q. Trang |
Bộ Nội vụ đã đồng ý bằng 2 văn bản
Ông Đặng Văn Bình cho biết: Thời gian vừa qua, giáo viên (GV) và cán bộ quản lý giáo dục từ mầm non đến phổ thông phản ánh rất nhiều về việc họ cảm thấy rất áp lực về việc phải đi học để có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Việc phải có hai chứng chỉ này đôi khi chỉ là hình thức, gây cho họ phiền nhiễu và tạo ra một số kẽ hở dẫn đến tiêu cực, khiến một số GV không học thực chất mà phải tìm cách “chạy chọt” để có. Nhiều khi GV bị phát hiện và bị kỷ luật vì phải "chạy" các chứng chỉ này. Điều đó hoàn toàn không phải mong muốn của họ.
Nên đưa vào chương trình đào tạo chính quyBỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là hợp lý vì điều này tốn kém thời gian và tiền bạc của GV. Cần thiết nên khuyến khích GV chủ động nâng cao năng lực nghề nghiệp còn những kỹ năng này nên đưa vào chương trình đào tạo chính quy của trường sư phạm.
Một giáo viên THPT tại Q.3, TP.HCM
|
Khi xây dựng các dự thảo thông tư này thì có mấy điểm nhấn. Trong đó, thay đổi lớn nhất là sẽ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, không còn quy định trong những thông tư này nữa. Để đi đến được quy định này thì Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ và Bộ Nội vụ đã có văn bản đồng ý. Cụ thể, tại Công văn số 4853 ngày 16.9.2020 và Công văn số 5646 ngày 27.10.2020 chốt các nội dung dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non, phổ thông. Theo đó, Bộ Nội vụ thống nhất đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc không quy định GV mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải có chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học trong quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV.
Thông tư sắp tới cũng không quy định GV dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ 2 và GV dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ tiếng dân tộc. Đây là những áp lực không cần thiết với GV, ví dụ với GV vào dạy ở vùng dân tộc thì họ phải biết tiếng dân tộc ở vùng đó thì mới dạy được học sinh. Tuy nhiên, nếu yêu cầu phải có chứng chỉ thì những người đang sử dụng thông thạo tiếng dân tộc rồi lại phải đi học, đi thi để lấy chứng chỉ, rất không hợp lý về thực tế.
Chúng tôi mừng rơi nước mắt12 năm học phổ thông, rồi 4 năm học ĐH chúng tôi đã được đào tạo nhiều kỹ năng tin học, trình độ tiếng Anh ở nhiều cấp độ khác nhau. Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học đã làm khổ không biết bao nhiêu thế hệ GV, đồng nghiệp, bạn bè, anh chị em của tôi. Có người bán thóc bán lúa đi để lấy tiền ôn rồi thi. Rồi lỡ mất cả cơ hội vào biên chế chỉ vì một cái chứng chỉ. Bỏ được quy định chứng chỉ, chúng tôi mừng rơi nước mắt.
Nguyễn Thị Hồng (GV một trường THCS H.Bình Chánh, TP.HCM)
|
Thời điểm các dự thảo này đăng tải để xin ý kiến góp ý thì chưa có sự thống nhất với Bộ Nội vụ về bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học nên khi xây dựng dự thảo chúng tôi vẫn đưa vào. Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến góp ý thì Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục làm việc với Bộ Nội vụ để đi đến thống nhất. Do vậy, tại dự thảo mới nhất mà chúng tôi sắp trình lãnh đạo Bộ GD-ĐT ký ban hành thì nội dung quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học với GV không còn nữa.
Trong tháng 12 sẽ ban hành chính thức
Bao giờ thì các dự thảo thông tư này được ban hành chính thức và đến thời điểm này thì GV đã có thể yên tâm là không cần đi học để thi lấy các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để hợp thức hóa chưa, thưa ông?
Dự kiến trong tháng 12 thì các thông tư này sẽ được lãnh đạo Bộ GD-ĐT ký, ban hành. Trong đó chắc chắn không còn quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học nữa vì Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ đã thống nhất bằng văn bản rằng việc bỏ quy định đó là cần thiết. Do vậy, GV chưa học hoặc chưa có những loại chứng chỉ như ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc, ngoại ngữ 2 (với GV dạy ngoại ngữ) hoàn toàn có thể yên tâm không cần đi học để “hợp thức hóa” nữa.
Bắt buộc dẫn đến tình trạng đối phóNgoại ngữ và tin học phải tự học, rèn luyện liên tục và xuyên suốt chứ không phải bằng cấp là làm được và nói được. Nếu cứ bắt buộc thì sẽ nảy sinh những trường hợp làm cho có mà không thực chất. Vì vậy, theo tôi những kiến thức này tích hợp thành các học phần trong trường sư phạm để tránh tình trạng đối phó chứng chỉ như hiện nay.
Nguyễn Thanh Khuê (Q.8, TP.HCM)
B.Thanh (ghi)
|
Nhiều ý kiến cho rằng sao Bộ GD-ĐT không công bố thông tin này sớm hơn vì suốt thời gian qua không ít GV trên cả nước đã mất nhiều thời gian, công sức và cả kinh phí để đi học đi thi… để lấy các chứng chỉ này?
Chỉ đạo và mong muốn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có từ khi bắt đầu xây dựng dự thảo các thông tư nhưng chúng tôi không thể công bố khi mới chỉ là ý tưởng của riêng Bộ GD-ĐT mà phải có sự thống nhất của Bộ Nội vụ nữa. Sau khi rà soát, có sự thống nhất giữa hai bộ và không ràng buộc gì về pháp lý, không ảnh hưởng tới các luật khác khi ban hành thì Bộ GD-ĐT mới công bố.
Lâu nay GV thi tuyển viên chức thì ở vòng 1 vẫn phải thi ngoại ngữ, tin học. Nếu đạt thì mới được thi tiếp vòng 2 về chuyên môn. Vậy sắp tới khi không quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ nữa thì GV thi tuyển viên chức có phải thi ngoại ngữ, tin học nữa hay không?
Sắp tới sau khi đã có thông tư quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non, phổ thông thì người mới tuyển dụng sẽ không phải căn cứ vào các quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học nữa nên không thể bắt buộc trong nội dung thi tuyển. Tất nhiên còn tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù vị trí việc làm mà đơn vị tuyển dụng đặt ra. Ví dụ, tuyển dụng GV trường chuyên có đặt thêm các yêu cầu thì việc thi tuyển sẽ bổ sung thêm những nội dung trong quá trình thi tuyển và họ có quyền làm việc đó. Tuy vậy, không thể áp dụng nội dung này một cách đại trà với tất cả GV.
Bình luận (0)