Hãy để con em tự chọn nghề nghiệp cho mình

Hôm nay dọn phòng làm việc. Tôi bất ngờ thấy lại bức thư của một sinh viên không quen biết gửi tôi vào năm 2013.

Bức thư của một nữ sinh viên mang tới. Tôi đã đọc bức thư và xin được giữ lại như một kỉ niệm đẹp về nghề dạy học - em đã tin tôi, đã giãi bày những cảm xúc về sự lựa chọn nghề nghiệp. Hôm nay, tôi gửi Báo Thanh Niên đăng nguyên bài viết này, chỉ xin viết tắt tên sinh viên ngày ấy.
Ai còn lưỡng lự khi chọn nghề nghiệp trước giảng đường đại học, các bạn sẽ có câu trả lời khi đọc bức thư dưới đây.
Kính gửi: Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Em là P.H.N.M., sinh ra và lớn lên tại Biên Hòa-Đồng Nai, hiện là sinh viên năm nhất Trường ĐH L. TP.HCM. Em viết thư này với nguyện vọng được chuyển đến học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ngành sư phạm lịch sử - con đường thích hợp em phải theo.
Đã từ lâu em yêu quý nghề dạy học, đó là cảm xúc rất tự nhiều của bất kỳ người học trò nào được những thầy cô tận tụy dạy dỗ. Em có được may mắn được học thầy Quân, cô Ngân, thầy Hùng, thầy Mai... - những con người luôn yêu nghề quý trò ấy đã để lại nhiều kỷ niệm trong em cũng như ảnh hưởng đến em trong quyết định chọn nghề dạy này. Thầy cô hàng ngày vẫn bình dị lên lớp với những bài giảng quen thuộc, điều em nhận được từ thầy cô không chỉ là những kiến thức mà còn là những tình cảm người dạy gửi gắm luôn hiện diện nơi họ. Đó là nguyện vọng của người thầy, mong muốn qua những kiến thức mình truyền dạy, người trò có hiểu biết hơn cả thầy và hơn hết là thành nhân. Giá trị của người thầy là lâu dài, nó không hào nhoáng và dễ nhận thấy, nó thấm vào tiềm thức người trò, vì vậy mà hôm nay-sau rất nhiều lần bỏ lỡ, em chọn nghề dạy vì đã cảm nhận được giá trị quý giá ấy từ những người thầy, cô em yêu quý.
Em mong có cơ hội được chọn lại. Trong lòng, em cũng mang hình mẫu người thầy lý tưởng, đó là thầy Kobayasi Sosaku trong truyện “Totto-chan cô bé bên cửa sổ” của Tetsuko Yanagi. Đây là câu chuyện có thật những năm trước chiến tranh thế giới, ở nước Nhật có một người thầy đã dành cả đời để tìm hiểu và dạy dỗ các em nhỏ. Từ tận đáy lòng thầy Kobayashi tin vào các em, rằng các em đều lớn lên và tốt đẹp theo cách riêng của mình. Câu nói ấn tượng nhất trong truyện của thầy Kobayashi "Em thật là rnột cô bé ngoan” đã giúp Totto-chan từ một đứa bé hiếu động, nghịch ngợm trở thành cô Tetsuko-nữ diễn viên, tác giả nổi tiếng Nhật Bản. Mỗi học sinh là một viên “ngọc thô” - luôn đẹp từ bên trong, chính vì vậy cần người biết mài ngọc - đó là người thầy, để ngọc càng mài càng sáng và để các em có thể tự rèn dũa mình - hẳn thầy Kobayashi cũng nghĩ như vậy. Tấm lòng và tình cảm của người làm nghề dạy học này em cũng muốn được trải qua.

tin liên quan

Người dẫn dắt những tâm hồn trẻ thơ
10 năm theo đuổi nghiệp dạy học ở lứa tuổi mầm non, xây dựng phương pháp học riêng cho học sinh người Việt, chị Mai Nhung luôn mong muốn trở thành người dẫn dắt, giúp các em định hình về tính cách, phát triển khả năng tiềm ẩn, học đi đôi với hành một cách thực sự.

Dạy là một nghề, đã là nghề thì phải học. Có người nói “Ai dạy mà chẳng được", em không tin thế, dạy là nghề chuyên biệt mà mọi kiến thức và phương pháp của người dạy có ảnh hưởng không nhỏ với người học. Người thầy cần được đào tạo bài bản và có tâm thì mới có thể dạy người khác. Em nhận ra điều này khi hỗ trợ các thầy có hướng dẫn các em tiểu học sinh hoạt và học tập hè tại Nhà thiếu nhi Đồng Nai trong đợt làm thêm trước khi thi ĐH. Công việc không hề đơn giản và em thấy mình thiếu kỹ năng sư phạm, em muốn được học những kiến thức và kỹ năng giúp mình có thế theo đuổi ngành, theo em nghĩ môi trường tốt nhất để học chính là trường Sư phạm.
Khi học Sư phạm, em xin chọn ngành Sư phạm lịch sử. Lịch sử đã để lại ấn tượng trong em từ những câu chuyện của mẹ và những bài giảng của cô. Mẹ lớn lên trong trong thời kỳ có nhiều biến động - chiến tranh. Mẹ biết thế nào là đau thương, mất mát, thế nào là đói ăn, thế nào là đi lính, thế nào là nỗi buồn vô hạn khi “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” ngày Bác mất. Những tình cảm về con người, và thời đại ấy dường như em phần nào cảm nhận được.
Những bài giảng của cô, khiến cho những câu chuyện quá khứ thêm hoàn chỉnh. Em không thể nào quên hôm em học về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, chỉ bằng phấn trắng - bảng đen, cô giáo đã thuật lại diễn biến trận đánh thật sinh động. Theo lời kể của cô, từng hòn tên mũi đạn như lướt trước mắt chúng em, cả lớp ai cũng nín thở hồi hộp nghe có kể chuyện. Có đoạn không khí lắng xuống khi cổ kể đoạn anh Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai và hi sinh, vượt qua tất cả, mọi người lại vỡ òa khitrận đánh đến hồi kết với chiến thắng về tay ta…

tin liên quan

Cô giáo hơn 20 năm với 50 lần hiến máu tình nguyện
Tham gia hiến máu tình nguyện từ khi là sinh viên, hơn 20 năm qua, cô giáo dạy THCS này đã 50 lần hiến máu tình nguyện cứu người, chỉ với phương châm giản dị 'mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại'.

Lịch sử có ở mọi nơi từ trong đất, trong con người kể cả cây đại thu kia cũng chứng kiến bao thăng trầm. Biết đâu có bao người lính hành quân qua nó, hay có những người đã nằm lại nơi ấy cho mọi bóng cây ngọn cỏ là của người Việt. Học lịch sử để biết hiện tại hôm nay được hình thành từ quá khứ như thế nào, từ đó hiện tại phải ra sao để tương lai tươi đẹp. Tuy không là học sinh giỏi sử, nhưng em yêu quý lịch sử đơn giản vì vậy và cũng vì “Dân ta phải biết sử ta” học để biết người mình là ai, điểm hay dở thế nào, để mà tự hào và để mà cố gắng. Mong rằng tấm lòng yêu lịch sử của em có thể sẽ chia cho các bạn trẻ khác khi em người thành giáo viên lịch sử.
Lựa chọn học sư phạm đồng nghĩa em sẽ không học luật dù đây là ngành hay, và em cũng khá thích, em sẽ không hối hận khi từ bỏ nó. Lí do em đến với luật vì đây là ngành của gia đình,ngành mà người ta xem trọng, có lương bổng khá, ngành mà nhiều lãnh đạo từ đó mà ra... Một năm qua em học rất nhiều điều, từ mục đích cao cả bảo vệ con người của Hiến pháp đến những lý luận về bản chất Nhà nước và pháp luật. Một năm đủ để biết những người bạn và quen với cách học ở ĐH, dù cũng có những niềm vui nhưng em vẫn luôn ray rứt trong lòng. Một năm đủ để em nhận ra mình không hợp với ngành này và thiên hướng của em là sư phạm. Em thấy mình như “Những kẻ lạc đường”, những bạn trẻ thiếu định hướng ngành mình yêu thích và theo đuổi, mọi sự lựa chọn là miễn cưỡng, miệt mài ôn thi để vào đại học và học đại, đến đâu thì đến rồi tự nhủ số mình như vậy. “Người không mục đích không lý tưởng như ngựa không cương, như thuyền không lái". Em cũng đã như thể, cho đến khi nghĩ đến câu slogan của hãng Apple “Think different" - nghĩ khác đi. Nghĩ khác đi, em tin mình có thể chọn lại con đường nghề nghiệp mình gắn bó.
Người ta nói “Có được ước mơ đã khó nhưng thực hiện ước mơ còn khó hơn", nhưng trước hết mình đã có một lựa chọn của chính mình về nghề nghiệp để theo đuổi. Nhờ nó em không còn thấy “lạc đường” như suốt năm vừa qua, cũng không còn để mình rơi vào ray rứt như khi hay tin một người bạn mất. Buồn thay cho bạn khi qua đời vì một cơn trúng gió, bỏ lại tuổi 19 khi còn chưa biết mình là ai và mình muốn làm gì khi học đại. Buồn, ray rứt cho chính mình vì dù biết trước nhưng lỡ đâu đời người thực quá ngắn ngùi, mình chưa kịp ước mơ và chưa kịp tỉnh giấc thực hiện điều minh mơ ước. Nhưng giờ đây dù có biết thế thì em cũng thấy nhẹ lòng khi mình đã lựa được con đường phải đi trở thành một cô giáo dạy sử.
Có câu “Lý trí có thể mách bảo ta điều phải tránh. còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều ta nên làm”. Con tim đã thôi thúc và lý trí đã thuận theo vì em đã cân nhắc mọi khó khăn khi việc nộp hồ sơ thi đại học đã qua lâu và đã bỏ qua kỳ thi năm nay nhưng em vẫn hy vọng được học tập tại trường sớm nhất có thể.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã dành chút thời gian đọc đến dòng thư này. Em rất mong nhận được sự chấp thuận từ phía nhá trường để em có cơ hội sớm đến với nghề nghiệp mình lựa chọn. Em xin mượn lời Tố Hữu để kết lại nguyện vọng của mình.
“Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh…”
Tái bút : Một lần nữa em xin cám ơn thầy cô đã hiểu cho nguyện vọng này của em, và em mong sớm nhận được lời đáp từ nhà trường theo địa chỉ liên lạc bên dưới. Em xin chúc thầy cô công tác đạt được nhiều thành quả trong công việc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.