Theo dự thảo đề án mà nhóm nghiên cứu của PGS Hoàng Minh Sơn giúp Bộ GD-ĐT soạn thảo, mặc dù số học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học lên ĐH của VN vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực nhưng sự phát triển của mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH trong những năm qua bộc lộ nhiều bất cập.
Quy mô ĐH tăng trưởng nóng
tin liên quan
Giảm số trường sư phạm để giải quyết các nghịch lýQuy mô của hệ thống có biểu hiện tăng trưởng “nóng” trong khi nguồn lực cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên không tăng kịp. Từ năm 2006 đến tháng 12.2018, cả nước có 80 cơ sở giáo dục ĐH được thành lập mới và nâng cấp, nâng tổng số cơ sở đào tạo trong hệ thống hiện tại lên 236 trường (không tính trường quân đội và công an), trong đó công lập là 171 trường. Tuy nhiên quy mô sinh viên (SV) trung bình của một trường ĐH quá nhỏ, ngay cả trường công lập cũng chỉ đạt bình quân 8.550 SV/trường (quy mô trung bình của một trường ĐH công lập ở các nước từ 10.000 - 20.000). Khá nhiều trường có quy mô nhỏ (dưới 5.000 SV), hoặc rất nhỏ (dưới 2.000 SV).
Nhiều trường ở vào thế “bất lợi” do chỉ đào tạo đơn lĩnh vực, không có được sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành để phát triển bền vững như ở các trường đa lĩnh vực. Nhiều trường gặp khó khăn trong tuyển sinh, nên đã trở thành nơi “cho thuê” địa điểm đào tạo hoặc liên kết đào tạo để “bán” chỉ tiêu tuyển sinh còn thừa, mà không vận hành theo đúng chức năng và cam kết khi thành lập. Nhiều trường phải chạy theo số lượng tuyển sinh để lấy thu bù chi, không có đủ ngân sách để tái đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên và đổi mới chương trình đào tạo.
Không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường ĐH
Phần lớn những trường ĐH mới thành lập là nâng cấp từ CĐ, thậm chí trước đó từ trung cấp, nên quy mô đào tạo nhỏ, tuyển sinh khó khăn. Có những trường được thành lập nhưng chưa được giao đất, hoặc có đất nhưng chưa triển khai xây dựng trụ sở và chưa được đầu tư trang thiết bị. Điều này không chỉ gây lãng phí về nguồn lực, cơ sở vật chất của nhà nước và xã hội mà còn khiến việc đầu tư bị phân tán, thiếu tập trung nguồn lực cho phát triển các trung tâm đào tạo chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế.
Theo nhóm tác giả xây dựng dự thảo đề án, việc hợp nhất, sáp nhập, giải thể các trường hoạt động không hiệu quả, kém chất lượng là cần thiết nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trên. Vì thế, quan điểm trong đề án là sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể một số cơ sở giáo dục ĐH công lập hoạt động không hiệu quả, quá trình tái cấu trúc có quan tâm tới đặc thù về lĩnh vực ngành nghề và địa chính trị, nhưng không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường ĐH.
2 - 3 cơ sở vào tốp 100 ĐH tốt nhất châu Á
Để tăng hiệu quả quản lý và đầu tư của nhà nước đối với hệ thống giáo dục ĐH công lập, đề án đưa ra mục tiêu giảm số đơn vị đầu mối (hiện tại là 171 trường ĐH công lập, tương đương “171 đầu mối”).
Giai đoạn 2020 - 2025 giảm từ 10 - 15%, đến năm 2030 tiếp tục giảm thêm 5% số trường ĐH công lập. Một mục tiêu khác mà đề án đặt ra là nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục ĐH công lập đối với nhu cầu của người học và của xã hội: đến năm 2025, có 80% các trường ĐH tuyển sinh đạt được ít nhất 80% chỉ tiêu (so với năng lực của trường); toàn hệ thống, có ít nhất 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp trong vòng 12 tháng có việc làm đúng chuyên môn.
Đề án còn kỳ vọng trong quá trình thực hiện các giải pháp nhằm tái cấu trúc hệ thống giáo dục ĐH công lập, vị thế trong khu vực và trên thế giới của hệ thống giáo dục ĐH VN sẽ được nâng cao. Đến năm 2030, 2 - 3 cơ sở giáo dục ĐH VN nằm trong tốp 100 và 10 cơ sở nằm trong tốp 400 trường ĐH tốt nhất châu Á, 5 cơ sở nằm trong tốp 1.000 trường ĐH tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.
5 giải pháp giảm trường ĐH
Dự thảo đề án đưa ra 5 giải pháp trực tiếp giảm số trường ĐH, gồm: sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, hợp nhất một số cơ sở giáo dục ĐH, và liên kết một số trường ĐH thành ĐH.
Sáp nhập một cơ sở ĐH này với một cơ sở giáo dục ĐH mạnh hơn nhằm tận dụng được thương hiệu, uy tín, năng lực và nguồn lực của cơ sở ĐH mạnh, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản và nguồn nhân lực sẵn có. Còn giải thể trong trường hợp cơ sở giáo dục ĐH không đạt chuẩn nếu không có đề án cam kết đạt chuẩn, đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc chuyển đổi được phê duyệt.
|
Bình luận (0)