Việc bắt buộc tất cả học sinh dù thể lực ra sao, nguyện vọng thế nào đều phải tham gia một hoạt động chạy, nhảy, bóng rổ… giống nhau ở mỗi lớp học lâu nay là nguyên nhân khiến học sinh sợ học thể dục trong nhà trường phổ thông.
Tăng thời lượng gấp đôi ở lớp 1
Theo dự thảo chương trình mới, môn thể dục được đổi tên là môn giáo dục thể chất và là môn là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm 1 trong 4 mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ. Đáng chú ý, ở lớp 1 hiện hành, môn thể dục chỉ có 35 tiết/năm thì chương trình mới sẽ tăng lên thành 70 tiết/năm.
Dự thảo chương trình môn học giáo dục thể chất mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời, tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương
Môn giáo dục thể chất được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn giáo dục cơ bản (ở cấp tiểu học và cấp THCS). Nội dung chủ yếu của môn giáo dục thể chất ở giai đoạn này là giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao, hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động, làm cơ sở để phát triển toàn diện.
tin liên quan
Sợ môn thể dụcỞ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình giáo dục thể chất cấp THPT là môn học bắt buộc có phân hóa, thông qua hình thức tự chọn môn thể thao, nhằm giúp cho học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Tùy điều kiện của mỗi trường, học sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều môn thể thao trong 3 năm học, hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn thể thao.
Trong hoạt động giáo dục thể chất, giáo viên cần tích hợp, sử dụng kiến thức một số môn học khác để nội dung luyện tập không bị đơn điệu, như việc sử dụng một số bài hát (đồng dao) khi tổ chức trò chơi, hoặc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm “nền” cho những thời gian luyện tập nhất định trong giờ học, tạo không khí vui tươi, hưng phấn khi tập luyện,làm cho học sinh ưa thích và đam mê luyện tập thể thao.
Đánh giá bằng A, B, C…
Theo dự thảo chương trình mới, đánh giá kết quả giáo dục thể chất phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học.
Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được ghi nhận bằng loại như: xuất sắc (A+); giỏi (A); khá (B); trung bình (C); yếu (D). Riêng cấp THPT, kết quả học tập môn giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 được đánh giá bằng điểm số và tính theo thang điểm 10.
Bình luận (0)