|
Để xác định bệnh nhân có nguy cơ bị đau tim yên lặng hay không, nam sinh 16 tuổi Akash Manoj ở bang Tamil Nadu (Ấn Độ) phân tích một loại protein trong máu có tên là FABP3, theo India Times.
Akash cho biết chính cơn đau tim của ông nội đã truyền cảm hứng để cậu bắt tay nghiên cứu. Nhiều nhận xét cho rằng những phát hiện mới của Akash có thể giúp cứu sống rất nhiều người.
"Những cơn đau tim yên lặng cực kỳ nguy hiểm và xuất hiện nhiều đến mức đáng báo động. Những ca mắc bệnh hầu như không có triệu chứng gì”, Akash nói với India Times.
tin liên quan
Nữ sinh có tài vẻ tranh cực đẹp trên bảng đenVới khả năng vẽ khéo léo, nữ sinh 16 tuổi Dương Đồng Hoa đã biến tấm bảng đen trong lớp học thành những bức tranh tuyệt đẹp. Chủ đề bức tranh rất đa dạng, từ cánh đồng lúa gợn sóng đến đàn cá trong đại dương.
"Ông em đang khỏe mạnh và rồi một ngày nọ ông ngã quỵ vì cơn đau tim”, cậu học sinh nói thêm. Kỹ thuật mới có thể phát hiện nguy cơ bị đau tim yên lặng qua kiểm tra máu mà không cần dùng kim tiêm.
Theo đó, một thuộc tính đặc biệt của FABP3 là nó hút điện tích dương. Nguyên nhân vì FABP3 mang điện thích âm. Akash đã dựa vào thuộc tính này. Cậu sử dụng ánh sáng tia cực tím (UV) để chiếu xuyên qua da và sử dụng một cảm biến để đo lường mức độ FABP3 trong máu.
Bình luận (0)