Hơn một năm đi dạy mới được nhận lương

06/12/2016 05:13 GMT+7

Hàng trăm giáo viên các quận 1, 4, Hóc Môn… tại TP.HCM sau hơn một năm đi dạy mới được nhận lương.

Đây là những giáo viên trúng tuyển kỳ thi tuyển viên chức ngành giáo dục năm học 2015- 2016. Tuy nhiên do vướng quy định mới từ thông tư liên tịch của Bộ GD- ĐT và Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non, tiểu học và THCS ban hành từ tháng 9.2015 nên chưa có quyết định bổ nhiệm và xếp bậc lương.
Theo lý giải của lãnh đạo một phòng giáo dục, theo quy định mới, giáo viên có 4 phân hạng chức danh nghề nghiệp, mỗi hạng ứng với yêu cầu và bậc lương khác nhau. Trong đó, để được xếp hạng II hoặc III, ngoài yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, còn có các yêu cầu khác như chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II hoặc III hoặc được công nhận là chiến sĩ thi đua hoặc giáo viên dạy giỏi.

tin liên quan

Bí thư Đinh La Thăng: Chú trọng nâng cao thu nhập giảng viên
Đó là chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng trong buổi làm việc tại Trường ĐH Sài Gòn sáng 5.12. Tham gia buổi làm việc còn có bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UNBD TP.HCM và đại diện các ban ngành thành phố.

Trong khi đó, phần lớn giáo viên trúng tuyển đều có trình độ ĐH hoặc CĐ, thậm chí cả thạc sĩ nhưng vì không đáp ứng được các điều kiện trên nên phải chịu xếp hạng bậc lương thấp nhất. Có nghĩa, nếu là giáo viên mầm non hoặc tiểu học, dù tốt nghiệp ĐH cũng chỉ nhận lương bằng giáo viên tốt nghiệp trung cấp sư phạm với hệ số lương khởi điểm chỉ 1,86. Trong khi đó, nếu được xếp hạng II thì giáo viên được hưởng hệ số lương khởi điểm là 2,34.
Do vậy, các quận huyện đã có văn bản đề nghị với Sở Nội vụ xem xét, sớm có hướng dẫn việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với những giáo viên này để làm sao quận vừa thực hiện đúng pháp luật mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho giáo viên.

tin liên quan

Ai gây áp lực học hành?
'Nếu có 3 điều ước bạn sẽ ước gì? Tui chỉ cần ước một điều thôi. Ước gì chết để khỏi phải học...', đó là mẩu hội thoại mà chị Ng.Ng.N (phụ huynh có con đang học lớp 6 tại Q.1, TP.HCM) nghe con mình nói với bạn.

Được biết, đến đầu tháng 12 này, những giáo viên bị vướng các quy định trên mới được nhận quyết định bổ nhiệm viên chức và xếp bảng lương ở các trường đang giảng dạy.
Như vậy, hơn một năm qua, tức là từ khi được phân công nhiệm sở vào năm học 2015- 2016, hàng tháng những giáo viên này phải xin nhận tạm ứng tại các trường mình đang giảng dạy. Tại Q.4, một hiệu trưởng trường tiểu học cho biết, nhà trường cân đối các khoản tiền bán trú để tạm ứng thu nhập cho giáo viên viên trang trải cuộc sống. Hay tại Q.1, hiệu trưởng một trường THCS cũng phải cân đối các khoản thu chi trong nhà trường để trích tạm ứng cho một giáo viên khoảng 3 triệu đồng/tháng… Sở dĩ các trường phải làm vậy vì “để giữ chân giáo viên. Còn về lâu dài, mong các cấp quản lý có chính sách phù hợp với thực tế”, một lãnh đạo nhà trường cho biết.

tin liên quan

Gặp thầy giáo sáng tạo 'áo kiến thức'
Anh Ma Quốc Đảo, giáo viên Trường THPT Nhân Việt (TP.HCM), đã có ý tưởng sáng tạo ra 'áo kiến thức' để giúp cho học sinh có thể bổ sung kiến thức thông qua việc quan sát.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.