Đề án do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng qua (17.9).
Học để vì công việc chứ không phải để lấy điểm cao
|
|
Ông Huấn đề nghị: “Bộ nên mềm dẻo trong quy định chuẩn đối với HS các vùng miền khác nhau, vì HS ở những vùng sâu, vùng xa khó đạt chuẩn bậc 1 như HS ở thành phố lớn, nơi có điều kiện dạy học ngoại ngữ và môi trường giao tiếp thuận lợi hơn hẳn”.
Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên-Huế, kiến nghị: “Nên chỉ đạo dạy học ngoại ngữ theo hướng phù hợp với điều kiện vùng miền, tăng sự lựa chọn cho các sở, tỉnh, thành phố bằng cách mở rộng khung chuẩn, mở rộng các quy định, yêu cầu và tổ chức dạy học ngoại ngữ để các tỉnh có điều kiện hoặc chưa có điều kiện lựa chọn phù hợp”.
Ông Hùng cũng cho biết khó khăn không nhỏ trong việc dạy học ngoại ngữ thời gian qua đó là phần lớn HS chưa có động lực học ngoại ngữ. Nhiều phụ huynh ngại cho con học chương trình tiếng Anh mới bởi vì học vất vả hơn, đánh giá khắt khe hơn so với chương trình cũ. Chương trình mới phải đánh giá bằng 4 kỹ năng, trong khi chương trình đại trà chỉ đánh giá kỹ năng đọc - viết.
Đại diện Trường ĐH Tây Nguyên cũng cho hay trong số 47% sinh viên chưa đủ điều kiện tốt nghiệp năm qua có tới 79% do không đạt được chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ. Với HS, do Bộ vẫn cho thi thay thế môn tiếng Anh nên tỷ lệ chọn môn này rất thấp trong kỳ thi THPT quốc gia.
Còn ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, cho rằng việc dạy học ngoại ngữ ở các trường vẫn chưa theo hướng học để sử dụng vào thực tiễn, chủ yếu dạy HS viết, đọc để đi thi; kỹ năng nói nghe rất ít.
Chia sẻ vấn đề này, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ ra rằng hiện nay chúng ta vẫn chưa chú trọng đúng mức tới thực tế, thực hành, nên nhiều HS, sinh viên đáp ứng chuẩn, thi đạt điểm cao nhưng khi gặp người nước ngoài vẫn lúng túng trong giao tiếp, điều này cần chấn chỉnh. “Chúng ta hướng tới học ngoại ngữ để phục vụ công việc, phục vụ cuộc sống chứ không phải học để thi lấy điểm cao. Từ đó định hướng việc dạy học của GV”, Bộ trưởng nói.
Ông Nhạ cho rằng sẽ phải tăng cường môi trường giao tiếp cho người học bằng việc thành lập các câu lạc bộ trong nhà trường. Mời GV, tình nguyện viên là người bản ngữ. “Ngoại ngữ khi đó sẽ từ áp lực trở thành động lực đối với người học”, ông Nhạ khẳng định.
Mạnh dạn thí điểm các môn học bằng tiếng Anh
Ông Phạm Văn Hùng đề xuất cần tạo động lực học tập ngoại ngữ cho HS bằng cách quy định ngoại ngữ là môn thi đầu vào trong tuyển sinh các trường ĐH, CĐ, TCCN.
tin liên quan
Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia: Giữ hay bỏ phần tự luận?Một lần nữa các trường ĐH và sở GD-ĐT lại đề nghị Bộ GD-ĐT bỏ phần tự luận trong đề thi tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia sắp tới với những lý do như không có ý nghĩa trong việc phân hóa học sinh, gây khó khăn trong công tác chấm thi.
Ông Vũ Văn Trà đồng tình với đề xuất này và cho rằng làm sao để sau 12 năm học phổ thông, HS phải có kiến thức nghe - nói - đọc - viết cơ bản để khi học ĐH sẽ đi sâu vào ngôn ngữ chuyên ngành, học các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ…
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh quan điểm: Bậc học phổ thông, từ tiểu học đến THPT và giáo dục nghề nghiệp mạnh dạn thí điểm những môn học dùng tiếng Anh, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt giáo dục ĐH, dạy nghề, khuyến khích đẩy nhanh những ngành khoa học công nghệ, kỹ thuật, thậm chí nhập giáo trình nước ngoài về sử dụng. Chú trọng nâng cao tiếng Anh chuyên ngành.
Đầu tư mạnh vào người thầy
Nhấn mạnh các yếu tố tiên quyết, quyết định chất lượng dạy và học ngoại ngữ, nội dung quan trọng đầu tiên được người đứng đầu ngành GD-ĐT đưa ra là cần nâng cao chất lượng đội ngũ, từ GV sư phạm đến GV các trường phổ thông.
Ông Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, cho rằng công tác bồi dưỡng GV ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc tổ chức bồi dưỡng do các cơ sở hay trung tâm bồi dưỡng GV ngoại ngữ trọng điểm đặt tại các cơ sở đào tạo ĐH chuyên ngữ lớn, có uy tín, đủ khả năng và kinh nghiệm thực hiện.
|
Bình luận (0)