1. Đừng chỉ cho trẻ thấy cuộc sống toàn những điều tốt đẹp, toàn màu hồng. Mà hãy cho chúng biết nó còn có vô số những màu đen, vô vàn những bất công ngang trái. Như thế khi ra đời chúng không bị hẫng hụt.
2. Đừng dạy trẻ nghĩa hiệp anh hào cứng nhắc, hễ thấy bất bằng là phải ra tay. Vì như thế chúng rất dễ rước nguy vào thân. Đó không phải là trách nhiệm của chúng. Hãy dạy trẻ biết suy xét đúng sai và biết cách xử sự hợp tình hợp lý trước tình thế ấy.
tin liên quan
Cha mẹ dạy gì cho con?3. Đừng cực đoan dạy trẻ ở hiền sẽ gặp lành, một nhịn chín nên. Vì như thế chúng sẽ dễ trở thành người nhu mì, yếu đuối. Không được khuyên chúng làm điều ác, không biết nhịn nhường. Nhưng hãy khuyến khích chúng biết “dữ” để bảo vệ lẽ phải, biết không được “nhịn” nếu không muốn thiệt cho thân.
4. “Gần đèn thì sáng”. Một khi trẻ không thể cảm hóa được bạn xấu của chúng, làm cho bạn chúng “sáng” lên, thì tốt nhất nên khuyên trẻ thà chấp nhận phụ bạn, mà lánh xa bạn. Nếu không trẻ sẽ bị “đen” vì gần “mực”.
5. Dĩ nhiên là cấm trẻ nói dối. Nhưng khi chúng mắc lỗi này phải tìm hiểu kỹ lý do để mà chấp nhận. Nhiều khi biết nói dối với chúng nếu lời nói dối ấy đem đến điều tốt lành.
6. Bản chất của sự ganh tị và tham lam không xấu. Nó chỉ xấu khi người ta dùng những thủ đoạn hèn mọn để thực hiện. Đừng dạy trẻ chỉ biết an phận thủ thường để làm người tốt. Hãy giúp chúng biết ganh đua chính đáng và có lòng tham lương thiện để chúng vươn lên.
7. Trước khi dạy trẻ vị tha, hãy dạy trẻ vị kỷ. Bởi lẽ không có tình thương bản thân thì khó có tình thương đồng loại.
8. Vâng lời cha là có hiếu. Nhưng cha bảo gì con phải làm nấy thì không nên. Nếu cha đang giận dữ đánh con mà con không chạy đi, chỉ biết đứng yên cho cha đánh là đứa con bất hiếu. Vì đã tiếp tay cho cơn giận tiêu cực của cha.
Điểm cuối cùng này là lời dạy của nhà sư phạm Khổng Tử mà tôi đã đọc từ lâu lắm!
Bình luận (0)