Một cán bộ quản lý một trường ĐH lớn kể về trải nghiệm không mấy dễ chịu khi phải đi công nhận văn bằng trong lần tái bổ nhiệm gần đây. Bằng tiến sĩ của ông do một trường ĐH hàng đầu của Pháp cấp. “Đầu tiên phải dịch bằng tiến sĩ. Dịch xong thì lại yêu cầu bằng thạc sĩ. Khi mình nộp bằng thạc sĩ thì họ lại yêu cầu bằng ĐH. Sau khi đã dịch xong hết các bằng thì họ lại yêu cầu phải nộp giấy tờ chứng minh thời gian mình đi học (gồm 4 cuốn hộ chiếu, các quyết định điều động đi học...). Đến phút cuối họ lại đòi thêm bảng điểm đại học...”, vị này kể.
tin liên quan
Văn bằng do trường nước ngoài cấp như thế nào thì được Bộ GD-ĐT công nhận?Dư luận hiện đang quan tâm thông tin bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh do trường nước ngoài cấp nhưng không được Bộ GD-ĐT công nhận. Vậy văn bằng như thế nào thì mới là văn bằng được Bộ GD-ĐT công nhận?
“Bằng ĐH của chúng ta chất lượng thấp thế mà chúng ta vẫn công nhận được thì có phi lý không khi đặt vấn đề đi công nhận hay không bằng của những trường mà trình độ quản lý đào tạo tốt hơn mình?”, ông Tùng đặt vấn đề.
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công thương, cho rằng vấn đề công nhận văn bằng của các chương trình liên kết nên được đưa vào luật Giáo dục ĐH để có khung quy định sẽ thuận lợi hơn cho việc triển khai trên thực tế. “Khi làm công tác bổ nhiệm cán bộ, chúng tôi rất bối rối vì không biết văn bằng nào được công nhận hay không, mà nếu vì việc này lại phải làm văn bản sang Bộ GD-ĐT để xác nhận rất lâu, trong khi quy trình làm công tác bổ nhiệm cán bộ chỉ 3 tháng. Vì vậy, nếu có thông tin chính thức thì sẽ rất hữu ích. Tôi nghĩ trong thời gian tới, cần phải quy định rõ về việc này và có thông báo cho các cơ sở đào tạo và xã hội”.
tin liên quan
Lúng túng công nhận bằng đào tạo từ xaTrong khi phải mất một thời gian khá dài các cơ quan quản lý mới đưa ra được các quy định để đưa hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đi vào quy củ, thì thực tiễn của hình thức liên kết đào tạo lại đang khiến các nhà chức trách lúng túng.
Bình luận (0)