Sinh viên thiết kế vệ tinh phát sáng như ‘ngôi sao nhân tạo’

22/05/2017 15:00 GMT+7

Nhóm sinh viên ở Nhật Bản đang lên kế hoạch phóng một ‘ngôi sao nhân tạo’ lên quỹ đạo. Thật chất, đó là một vệ tinh. Nó được ví như ‘ngôi sao nhân tạo’ vì có thể phát sáng và nhìn thấy bằng mắt thường từ mặt đất.

Bốn sinh viên và giáo sư Masanori Nishio (ngoài cùng bên phải) cùng vệ tinh “ngôi sao nhân tạo” Ảnh chụp màn hình The Asahi Shimbun
Theo kế hoạch, vệ tinh sẽ được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa H-2A của Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA). Thời điểm phóng tên lửa vào khoảng tháng 4.2018, tại Trung tâm Không gian Tanegashima ở tỉnh Kagoshima nước này, theo tờ The Asahi Shimbun.
Vệ tinh có nhiệm vụ chụp ảnh ngoài không gian rồi gửi về Trái đất. Điểm độc đáo của vệ tinh là nó có thể phát sáng và nhìn thấy được từ mặt đất bằng mắt thường.
Vệ tinh siêu nhỏ có dạng khối lập phương, mỗi cạnh khoảng 10 cm, được làm bằng chất duralumin với đặc tính siêu nhẹ và siêu bền. Nó sẽ được hoàn thành vào tháng 2.2018.
Tổng khối lượng vệ tinh chỉ 1,65 kg, được gắn 8 chùm đèn chiếu sáng. Nhờ đó, mọi người có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào ban đêm.
Nhóm thiết kế vệ tinh gồm 4 sinh viên và giáo sư công nghệ Masanori Nishio tại Đại học Công nghệ Aichi (Nhật Bản). Ngoài ra, dự án cũng được sự hỗ trợ của một số công ty địa phương.
Theo dự tính, “ngôi sao nhân tạo” có nhiệm vụ chụp ảnh không gian kéo dài trong 7 năm, theo The Asahi Shimbun.
Nhóm nghiên cứu hy vọng những bức ảnh và dữ liệu thu được sẽ được dùng để phát triển các dự án thực tế ảo. Theo đó, thiết bị thực tế ảo sẽ cho phép người dùng trải nghiệm các hình ảnh ngoài không gian ngay cả khi đứng trên mặt đất. Khi đeo thiết bị thực tế ảo, họ có thể thấy cả mặt trời, mặt trăng và các vì sao, giáo Nishio cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.