Thiếu chuyên gia làm kiểm định hiệu quả

04/12/2017 00:00 GMT+7

Theo TS Đỗ Thị Ngọc Quyên, chuyên gia độc lập nghiên cứu giáo dục ĐH, đội ngũ kiểm định ở VN thiếu trầm trọng về số lượng và chưa được chính thức xem như một nghề…

TS Ngọc Quyên nhận xét: Nguồn lực làm công tác kiểm định, từ tổ chức cho đến đội ngũ chuyên gia của chúng ta không đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Vì thế mà năng lực đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng bộ máy của hệ thống giáo dục ĐH đang rất yếu so với nhu cầu.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác chi phối hiệu quả của hoạt động kiểm định, chẳng hạn như vấn đề đạo đức hành nghề. Cho nên mặc dù kiểm định chất lượng đã được đưa vào thí điểm từ năm 2005 như là công cụ quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục ĐH nhưng 12 năm sau chúng ta vẫn loay hoay với nó.

tin liên quan

4 trường ĐH đầu tiên tham gia kiểm định quốc tế
Từ ngày 27.2 - 3.3, Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục ĐH Pháp (HCERES) sẽ thực hiện đánh giá và kiểm định 4 trường, gồm: Bách khoa Hà Nội, Xây dựng, Bách khoa Đà Nẵng và Bách khoa TP.HCM. 
Cho đến nay, chỉ một phần rất nhỏ trong số 445 trường ĐH, CĐ đã được kiểm định. Nhưng một khi các cơ quan hữu trách chưa triển khai đánh giá hết một vòng các trường trong hệ thống, thì không thể áp dụng chế tài đối với những trường trì hoãn hoặc lảng tránh kiểm định chất lượng.
Theo bà đội ngũ làm công tác kiểm định của chúng ta vừa yếu, vừa thiếu là căn cứ vào đâu?
Ở Mỹ, có 4.562 trường ĐH, CĐ thì con số cơ quan kiểm định là hơn 60 đơn vị. Hà Lan hay Úc chỉ có một cơ quan kiểm định nhưng số lượng trường cần kiểm định của họ cũng rất ít (Hà Lan là 60, Úc là 43). Chúng ta chỉ có 4 trung tâm kiểm định, mà số lượng trường ĐH, CĐ cần được kiểm định là 445. Ở VN, để đáp ứng tốt nhu cầu kiểm định chất lượng, kể cả chương trình và trường thì chúng ta cần khoảng 7 - 8 tổ chức kiểm định chất lượng.
Biên chế của các trung tâm kiểm định của 2 ĐH Quốc gia Hà Nội và TP.HCM chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Có những người nằm trong danh sách biên chế của trung tâm nhưng thực chất họ chỉ làm việc kiêm nhiệm.
Bà có thể giải thích thêm vấn đề đạo đức chi phối hiệu quả hoạt động kiểm định như đã nhắc ở trên?
Nếu cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định chất lượng cho kiểm định viên thì phải có bộ quy tắc ứng xử hành nghề. Bộ quy tắc đó sẽ điều chỉnh các hoạt động, hành vi, thái độ, trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ cũng như các cán bộ của các trung tâm kiểm định chất lượng. Kiểm định chất lượng là một công cụ rất tốt giúp thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo dục ĐH. Vì thế mà nó rất dễ bị các trung tâm kiểm định, các chuyên gia, những người làm công tác tổ chức quản lý kiểm định chất lượng lợi dụng. Nhưng hiện nay chúng ta chưa xây dựng được bộ quy tắc này. Cho nên mới có chuyện phản ứng ngấm ngầm, hoặc những lời đàm tiếu, nghi kỵ của các trường.
Chẳng hạn như có chuyện đoàn đánh giá của một trung tâm kiểm định chất lượng về kiểm định trường “mắng mỏ” cán bộ quản lý của trường. Anh là người đi làm kiểm định, việc của anh là xem trường báo cáo đúng hay chưa và anh đánh giá, đưa ra đề xuất để họ cải thiện tình hình, chứ không phải đến để dạy dỗ hay dọa nạt họ. Năng lực của anh là cái mà hiện nay chưa ai đong đếm, nhưng anh lại được trao cái quyền đi đánh giá năng lực của người khác
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.