Trường tiểu học ở Anh xếp loại cả... phụ huynh

05/12/2016 15:01 GMT+7

Không chỉ đánh giá xếp loại học sinh, một trường tiểu học ở Anh đã nảy ra sáng kiến đánh giá cả phụ huynh. Tiêu chí để trường xếp loại các ông bố bà mẹ là dựa vào mức độ giúp đỡ con cái trong chuyện học hành.

Sự quan tâm của bố mẹ có thể cải thiện kết quả học tập của trẻ ở trường - Ảnh: Shutterstock

Trường tiểu học Greasley Beauvale ở thành phố Newthorpe, hạt Nottinghamshire (Anh) sẽ xếp loại phụ huynh từ mức A đến D. Phương pháp này nhằm khuyến khích cha mẹ giúp đỡ trẻ cải thiện kết quả học tập ở trường, theo The Telegraph.
“Đối với nhiều em, được cha mẹ giúp đỡ, quan tâm đến chuyện học hành có thể tạo ra sự khác biệt lớn”, ông Michael Wilshaw, người đứng đầu Cơ quan thanh kiểm chất lượng giáo dục Anh (Ofsted), cho biết.
Những phụ huynh có nhiều nỗ lực và đạt hiệu quả tốt trong quá trình giúp đỡ con trẻ học tập sẽ được xếp vào nhóm A và B. Những người ít giúp đỡ con được xếp vào nhóm C và D.

tin liên quan

Cha mẹ Singapore trả tiền để con được... chơi dơ

Mỗi cuối tuần, trẻ em được đưa đến một khu vực trồng đầy cây rừng. Chúng được đi chân đất, nhảy vào những vũng nước đầy bùn và tìm cách băng qua các con suối. Kết thúc buổi chơi, các bé lấm lem và đầy bùn đất.


Tuy nhiên, cách này của nhà trường đã vấp phải một số phản ứng. Một phụ huynh cho rằng đánh giá như vậy là không công bằng, chẳng khác nào trường đang chuyển trách nhiệm dạy dỗ bọn trẻ từ giáo viên sang phụ huynh.
Nhiều người lại ủng hộ cách đánh giá này. Bà Pat Walker, 63 tuổi, có cháu gái 8 tuổi đang đi học, tin rằng cách đánh giá mới sẽ khuyến khích cha mẹ, ông bà quan tâm nhiều hơn đến thế hệ tương lai.
Trường tiểu học Greasley Beauvale hiện đang dạy 346 học sinh, tuổi từ 4 đến 11. Hiệu trưởng bà Donna Chambers cho biết khoảng 15 đến 20% phụ huynh xếp loại C và D khi bắt đầu triển khai xếp loại. Thế nhưng, tỷ lệ này hiện chỉ còn 2%.

tin liên quan

Ai gây áp lực học hành?
'Nếu có 3 điều ước bạn sẽ ước gì? Tui chỉ cần ước một điều thôi. Ước gì chết để khỏi phải học...', đó là mẩu hội thoại mà chị Ng.Ng.N (phụ huynh có con đang học lớp 6 tại Q.1, TP.HCM) nghe con mình nói với bạn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.