Giao lưu trực tuyến: Hoạt động bồi đắp nhân tạo trên Biển Đông

24/07/2015 14:13 GMT+7

(TNO) Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã tôn tạo, bồi đắp quy mô lớn đối với một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của chủ quyền của Việt Nam mà họ chiếm đóng bất hợp pháp.

(TNO) Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã tôn tạo, bồi đắp quy mô lớn đối với một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của chủ quyền của Việt Nam mà họ chiếm đóng bất hợp pháp.

Các khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến
Hoạt động xây dựng của Trung Quốc đã gây nên nhiều thay đổi về hiện trạng tại quần đảo Trường Sa, gây lo ngại cho các nước trong khu vực và quốc tế. Tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc là rất nghiêm trọng và đã được chứng minh qua ảnh vệ tinh cũng như đánh giá của nhiều nhà khoa học như Alan Friedlander, người chịu trách nhiệm chương trình National Geographic Pristine Seas và Robert Nicholls, GS Đại học Southampton (Anh).
Bên cạnh đó, theo pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982, hành vi hủy hoại môi trường để xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc không chỉ vi phạm điều 192 của UNCLOS về nghĩa vụ chung trong bảo vệ môi trường biển và một số quy định cụ thể về bảo vệ môi trường biển được quy định tại phần XII của công ước này mà còn vi phạm điều 3 và điều 14 của Công ước Washington D.C về đa dạng sinh học.
Để độc giả hiểu hơn về hoạt động bồi đắp nhân tạo ở Biển Đông và những tác động của nó đối với an ninh hàng hải và thương mại trong khu vực, Thanh Niên Online phối hợp với Đại học Luật TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tác động của việc xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông đối với an ninh, thương mại khu vực” lúc 14 giờ ngày 24.7 với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Dưới góc độ của các chuyên gia công pháp quốc tế, những hoạt động của Trung Quốc trong thời gian qua sẽ được phân tích như thế nào? Buổi giao lưu với các vị khách mời sẽ góp phần giải đáp những thắc mắc này.
1. GS-TS, Nhà giáo ưu tú Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM; Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
2. GS Erik Franckx, Trưởng khoa Luật quốc tế và Luật châu Âu Đại học VrijeUniversiteit Brussel (VUB); Trọng tài viên của Tòa Trọng tài thường trực La Haye, Hà Lan
3. TS Trần Việt Dũng - Trưởng khoa Luật quốc tế, Trường đại học Luật TP.HCM
Trân trọng mời bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi ở box "Câu hỏi". Nội dung chi tiết cuộc giao lưu trực tuyến nằm bên dưới box câu hỏi. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.