Chiều 23.7, vợ chồng GS Gerardus ’t Hooft (71 tuổi, người Hà Lan), đang là GS tại Đại Học Utrecht (Hà Lan), đã đến TP.Quy Nhơn (Bình Định) để tham dự hội nghị khoa học quốc tế trong Chương trình Gặp gỡ Việt Nam 2017 do Hội Gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định tổ chức.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cùng nhiều lãnh đạo sở, ngành của tỉnh đã ra sân bay Phù Cát (H.Phù Cát, Bình Định) đón GS Gerardus ’t Hooft.
Khi vừa đến TP.Quy Nhơn, vợ chồng GS Gerardus ’t Hooft đã có buổi trò chuyện thân mật với vợ chồng GS Trần Thanh Vân (Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam) và GS Lê Kim Ngọc (Chủ tịch Hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam tại Pháp).
tin liên quan
Chọn sinh viên tham gia nghiên cứu cùng giáo sư vật lý hàng đầuSáng 17.7, tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành
(ICISE, TP.Quy Nhơn, Bình Định), Hội Gặp gỡ VN (ở Pháp) và UBND tỉnh
Bình Định tổ chức lễ thành lập nhóm Vật lý Neutrino VN.
Theo GS Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, GS Gerardus ’t Hooft, cùng với thầy hướng dẫn tiến sĩ của mình là GS. Martinus J. G. Veltman (Hà Lan), nhận giải thưởng Nobel vật lý vào năm 1999 với công trình nghiên cứu về “Cấu trúc lượng tử trong các tương tác điện yếu”. Đây là công trình khoa học quan trọng xây dựng nền tảng toán học vững chắc cho lý thuyết vật lý về các hạt cơ bản.
GS Gerardus ’t Hooft còn có các đóng góp quan trọng khác trong các lĩnh vực: lý thuyết trường chuẩn trong vật lý hạt cơ bản, lý thuyết về hấp dẫn lượng tử và các hố đen trong vũ trụ, nghiên cứu về các cơ sở nền tảng trong cơ học lượng tử...
Theo kế hoạch, ngày 24.7, GS Gerardus ’t Hooft sẽ tham dự Hội thảo khoa học Khám phá vũ trụ tối diễn ra tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE, ở TP.Quy Nhơn).
Chiều 25.7, GS Gerardus ’t Hooft sẽ có buổi nói chuyện khoa học đại chúng tại Hội trường Trung tâm văn hoá tỉnh Bình Định (ở TP.Quy Nhơn) với chủ đề: Về các định luật cơ bản của tự nhiên.
tin liên quan
Bốn giáo sư Nhật Bản tham gia nhóm Vật lý Neutrino Việt NamNhóm Vật lý Neutrino Việt Nam đặt ra mục tiêu là trong vòng 5-10 năm, Việt Nam sẽ có một nhóm nghiên cứu neutrino hoạt động độc lập, tham gia vào các thí nghiệm lớn trên thế giới.
Bình luận (0)