Giấu số thuê bao để quấy rối

05/08/2010 22:56 GMT+7

Dịch vụ giấu số thuê bao cuộc gọi đến của các mạng di động đang bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các cuộc gọi quấy nhiễu người khác. Nạn nhân khổ sở trăm bề vì không thể biết thủ phạm là ai, khiếu nại ở đâu.

Anh Trương Quốc Bảo, ngụ ở Q.2, TP.HCM gửi đơn đến Báo Thanh Niên: “Trong suốt 2 năm qua, gia đình tôi bị một số điện thoại lạ gọi đến quấy nhiễu bất kể giờ giấc. Sáng có, chiều có, trưa có và cả giữa đêm. Sở dĩ chúng tôi không tìm ra được số điện thoại phá rối này là vì họ đã sử dụng dịch vụ giấu số, khi gọi đến thì không hiển thị số máy nên chúng tôi không biết số điện thoại gì, của nhà cung cấp dịch vụ nào. Do sử dụng dịch vụ của Viettel nên tôi đã liên hệ nhờ nhà mạng này hỗ trợ nhưng nhiều cán bộ tại đây cho biết họ cũng không thể làm gì để bảo vệ chúng tôi. Gia đình tôi hiện đang có con nhỏ nên khi bị quấy rầy thì không chỉ vợ chồng tôi mà cả con của tôi cũng bị ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe...”. 

Tắt máy

Không chịu nổi tình trạng bị quấy rối, một số nạn nhân đã nghĩ ra cách đối phó thông qua dịch vụ báo cuộc gọi nhỡ. Vào thời điểm thường bị quấy rối thì họ... tắt máy, sau đó mở máy lại để nhận tin nhắn báo cuộc gọi nhỡ từ tổng đài. Do số gọi đến có đăng ký giấu số nhưng thông tin vẫn lưu trong cơ sở dữ liệu của nhà mạng để tính cước, và số điện thoại này được báo trong danh sách các cuộc gọi nhỡ.

Một độc giả khác là chị H.Q.H ở Q.5, cho biết: “Tôi đang xài thuê bao trả sau của Viettel, mấy hôm nay bị một số điện thoại giấu số gọi đến quấy rối, gọi liên tục 30 - 40 cuộc, tôi rất bực bội nhưng không biết thủ phạm là ai để khiếu nại”.

Nhiều nạn nhân của trò quấy rối này cho biết họ không thể  đổi số điện thoại vì đã sử dụng nhiều năm nên phải cắn răng chịu đựng sự quấy nhiễu của những kẻ giấu mặt.  

Nhà mạng... ngồi chờ  

Hiện tại dịch vụ giấu số được các nhà mạng cung cấp cho các thuê bao trả sau. Việc yêu cầu cung cấp dịch vụ giấu số rất đơn giản, chỉ bằng cách nhắn tin về tổng đài.

Trả lời Thanh Niên, bà Nguyễn Thu Hồng, phụ trách đối ngoại Công ty Vinaphone, thừa nhận: “Đúng là hiện nay có rất nhiều thuê bao đang lâm vào tình cảnh bức xúc, hoang mang vì bị khủng bố bằng các cuộc gọi không hiện số. Tuy nhiên, người dùng cũng không nên quá lo lắng vì hoàn toàn có thể xử lý được”.

Đối với Vinaphone, lời khuyên của bà Hồng là nếu khách hàng bị quấy rối thực sự (bị gọi liên tục, nhiều lần, thời gian sát nhau) thì cần thực hiện các bước sau:  Để cuộc gọi kết nối ít nhất 3 giây, ghi lại thời gian kết nối cuộc gọi. Sau đó khách hàng viết đơn gửi lên tổng đài trong đó nêu rõ tên, trường hợp bị thuê bao giấu số quấy rối, thời gian cụ thể... Tổng đài sẽ căn cứ nội dung đơn để xử

Dịch vụ giấu số cuộc gọi thật ra không có một mục đích nào rõ ràng. Các nhà mạng khi được hỏi cũng không thể trả lời cụ thể việc “đẻ” ra dịch vụ này để làm gì. Dịch vụ giấu số chỉ được áp dụng với thuê bao trả sau và có mạng thì thu phí đăng ký 20.000 đồng/lần, có mạng miễn phí, chỉ cần đăng ký với tổng đài là xong. Hầu hết các mạng không thu phí sử dụng dịch vụ này.
lý.  

MobiFone thì cho biết mạng này chưa cung cấp dịch vụ chặn cuộc gọi nhưng nếu thuê bao của MobiFone bị quấy rối cũng có thể gọi lên tổng đài phản ánh để nhà mạng can thiệp xử lý.

Còn các thuê bao Viettel, nếu bị số điện thoại giấu số gọi tới thì việc ngăn chặn rắc rối hơn. Đó là, cần phải có ít nhất 3 cuộc gọi kết nối với số điện thoại quấy rối đó. Sau đó, người bị quấy rối gọi lên tổng đài phản ánh, nhà mạng sẽ cung cấp số điện thoại quấy rối. Sau khi đã xác định được số, khách hàng có thể yêu cầu dịch vụ chặn cuộc gọi.

Tuy nhiên, để thực hiện được các yêu cầu như trên không phải đơn giản, vì hầu hết những kẻ quấy rối rất khôn ngoan, luôn nhanh tay tắt máy ngay khi cuộc gọi vừa kết nối.

Khách hàng “tận dụng tiện ích”

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng, cách ngăn chặn cuộc gọi quấy rối giấu số từ điện thoại đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay là tận dụng những dịch vụ tiện ích của nhà mạng. Ví như dịch vụ Call management của Vinaphone cho phép khách hàng lập Blacklist (các số điện thoại trong danh sách này sẽ bị chặn) và Whitelist (chỉ có các số điện thoại trong danh sách này không bị chặn, các số khác sẽ bị chặn). Bằng các thao tác nhắn tin SMS, khách hàng kích hoạt dịch vụ này để hạn chế sự làm phiền của các số điện thoại không mong muốn với cước phí khoảng 10.000 đồng/tháng. Dịch vụ này được cung cấp bởi nhà mạng nên không cần phải cài đặt rắc rối cũng như không cần quan tâm đến sự tương thích của điện thoại với phần mềm quản lý cuộc gọi chạy trên các smartphone. Ngoài ra, Viettel cũng có dịch vụ chặn cuộc gọi với tên gọi Call Blocking. 

Nếu sử dụng smartphone chạy các hệ điều hành như: Windows mobile, Android, Mac OS, Symbian..., khách hàng có thể chọn giải pháp cài phần mềm. Tùy theo từng hệ điều hành mà các phần mềm này có những cái tên khác nhau, ví dụ như Call Firewall chạy trên Windows mobile; Handyblacklist, Mobicall chạy trên Symbian; I berry black & whitelist  chạy trên Blackberry.

Còn với cách sử dụng Whitelist, trong giờ làm việc thì khách hàng để điện thoại như bình thường, ngoài giờ làm việc thì bật chức năng Whitelist. Lúc đó chỉ những số trong danh bạ hoặc những số nằm trong danh sách là có thể gọi đến. Các cuộc gọi khác đều bị chặn theo hướng đổ chuông báo máy bận. Và như vậy nếu người thân có việc cần mà không biết thì cũng trở thành... xa lạ.

Đinh Đang

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.