Theo đó, một loại hóa chất đơn giản (thường dùng để tạo màu cho món ngũ cốc) có thể biến viễn cảnh đó thành hiện thực, bằng cách cho phép đèn LED (công nghệ đi ốt phát quang) được cấy ngay trên bề mặt của tờ giấy, hoặc thậm chí in lên giấy như mực.
Gul Amin, nghiên cứu sinh vừa hoàn tất chuyên ngành tại Đại học Linkoping (Thụy Điển), đã dùng kẽm ô xít (ZnO) để tạo nên các diode ở kích thước nano. Chưa thỏa mãn với kết quả này, chuyên gia Amin nỗ lực tạo ra các tinh thể ZnO in được, và ông cũng thành công.
Hiện Amin đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cả 2 phương pháp trên, và Đại học Linkoping tiếp tục nghiên cứu những ứng dụng trong công nghệ vật liệu nano. “Đây là lần đầu tiên một người có thể tạo ra các thành phần bán dẫn vô cơ lượng tử ánh sáng và điện tử ngay trên giấy sử dụng các biện pháp hóa học”, giáo sư hướng dẫn Magnus Willander tuyên bố trong thông cáo báo chí.
Thụy Miên
Bình luận (0)