Tự động phát
Với người mua sắm Nhật Bản, giấy vệ sinh đang là mục tiêu "vơ vét" giữa lúc dịch Covid-19 hoành hành.
Theo một lời đồn vô căn cứ, vật liệu giấy ở Trung Quốc đang được chuyển hướng để sản xuất khẩu trang. Những suy diễn khác lại cho rằng giấy vệ sinh sẽ trở nên khan hiếm nếu các nhà máy Trung Quốc vẫn đóng cửa. Nhưng các nhà cung cấp giấy ở Nhật Bản khẳng định không có gì phải lo lắng.
|
Ngày 2.3, Hiệp hội Giấy Nhật Bản cho biết: “98% giấy vệ sinh ở Nhật Bản đều là sản phẩm nội địa, và gần đây không hề có sự thiếu hụt nguồn cung.”
Dù đã có những thông tin trấn an như vậy, người dân trên khắp thế giới vẫn hoảng loạn mua giấy vệ sinh. Giấy vệ sinh đã nhanh chóng vơi hết trên kệ hàng ở Sydney trong vài ngày qua.
Một người dân Sydney cho biết: “Đây là siêu thị Coles, North Rocks (Sydney)…dãy kệ giấy vệ sinh. Hiển nhiên không còn lại gì. Đi tới kệ khăn giấy, còn lại một vài hộp, nhưng không nhiều. Đây là kệ mì ống, hoàn toàn không có gì ở đây. Còn một số loại ở đây, tôi nghĩ là mắc hơn.”
Một cửa hàng bách hóa lớn phải ra giới hạn trong việc mua giấy vệ sinh của khách hàng. Ở bang Hawaii (Mỹ), nhiều cửa hàng phải vật lộn tích trữ đủ giấy cuộn để đáp ứng nhu cầu mua của khách.
Tại Singapore, người dân đang tích trữ các nhu yếu phẩm hằng ngày, và tất nhiên không thể thiếu giấy vệ sinh.
Sim, dân cư Singapore cho biết: “Tôi không thật sự hoảng loạn, nhưng chúng tôi chỉ cần đủ vật phẩm cho nhu cầu sử dụng của chúng tôi mà thôi. Chúng tôi chỉ muốn có đủ vật phẩm cho một tuần.”
|
Teow Koon Siong, một người dân Singapore chia sẻ: “Rất hiếm khi thấy kệ bị để trống ở Singapore. Lần này có vẻ nghiêm trọng hơn. Vì bạn biết đó, người dân Singapore, khi nghe tin gì đó họ sẽ trở nên lo lắng. Một số người có thể nói, “Tình hình này khá nghiêm trọng, chúng ta nên đi sắm đồ trữ ngay.” Sau đó thì những người khác nghe được và họ cũng mang xe đẩy tới cửa hàng luôn. Đó là tình hình hiện tại ở Singapore.”
Những kệ giấy vệ sinh cũng nhanh chóng hết hàng tại các siêu thị ở Ý, giữa lúc miền bắc nước nước này đang chao đảo vì dịch Covid-19 bùng phát.
Khẩu trang và cồn y tế cũng đang là mặt hàng đứng đầu nhiều danh sách mua sắm. Nhu cầu cho các mặt hàng này đứng đầu ở Ecuador.
John Ruiloba, chủ tiệm thuốc ở Ecuador nói: “Trước đây, chúng tôi chỉ bán được 1,100 lít cồn mỗi ngày. Còn bây giờ, chúng tôi bán được 5,600 lít và có khi lên đến 7,500 lít mỗi ngày.”
Cơn sốt mua sắm vẫn tiếp diễn, dù người mua liên tục được nhắc nhở rằng chính sự hoảng loạn gây ra sự thiếu hụt, chứ không phải do virus.
Bình luận (0)