- Game ảnh hưởng thế nào đến tính cách người chơi?
- Chàng trai kiếm 80.000 USD/ tháng nhờ... chơi game
- Chơi game điều độ mang lại lợi ích gì?
- Khi game giúp người chơi khám phá khoa học
Những nghiên cứu trước đây thường cho rằng trẻ em sẽ bị ảnh hưởng bởi những chương trình truyền hình TV mà cha mẹ chúng xem. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu về tác động của gien với những hoạt động của trẻ đã cho kết quả không giống như các kết luận đã từng có.
Nghiên cứu được thực hiện trên 1.600 cha mẹ tại Hà Lan có con trong độ tuổi từ 5-9 tuổi. Các bé được lấy mẫu ADN từ khi chào đời, sau đó cha mẹ theo dõi và báo cáo thời lượng cũng như mức độ bạo lực trong những chương trình, trò chơi mà trẻ xem hoặc tham gia. Kết quả gien của những đứa trẻ mê chương trình truyền hình và trò chơi điện tử có tính bạo lực như cảnh sát điều tra, tội phạm, hình sự,… là cùng một nhóm và khác hẳn so với những trẻ còn lại.
Hình minh họa (Nguồn: digitaltrends.com)
Các chuyên gia tin rằng sự biến đổi gien vận chuyển serotonin có thể sẽ làm cho trẻ thích các chương trình và trò chơi bạo lực, đồng thời có xu hướng biểu hiện mắc chứng rối loạn tăng động.
Theo báo Daily Mail(Anh) đưa tin gần đây, một nghiên cứu khoa học thông qua việc thu thập thời lượng và mức độ xem chương trình bạo lực cùng phân tích mẫu DNA tương ứng đã rút ra kết luận: đối với trẻ em ham thích trò chơi hoặc chương trình truyền hình bạo lực đều có một loại gien đặc biệt là "gien bạo lực". Loại gien đặc biệt này sẽ khiến cho trẻ em say mê các trò chơi điện tử bạo lực, và những trẻ này cũng có xu hướng biểu hiện mắc chứng rối loạn tăng động.
Tiến sĩ Sanne Nikkelen ở Đại học Amsterdam (Hà Lan) nhấn mạnh: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ mức độ ham thích trò chơi và các chương trình truyền hình bạo lực của trẻ em trên mức độ nhất định nào đó đã bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là trẻ em có gien bạo lực càng có khuynh hướng tìm kiếm các hoạt động có tính kích thích như xem chương trình truyền hình và chơi game bạo lực. Hơn nữa, ảnh hưởng của gien với việc nghiên cứu sử dụng mối quan hệ giữa đa phương tiện truyền thông và chứng bệnh rối loạn tăng động ở trẻ em cũng rất có hữu ích. Những trẻ mắc bệnh này thường trong độ tuổi phải đối mặt với các khó khăn về học hành, giao tiếp cũng như nguy cơ lạm dụng chất kích thích cao".
Hình minh họa (Nguồn: spotonlists.com/)
Năm ngoái, một nghiên cứu viên của Đại học Missouri (Mỹ) từng phát hiện: trẻ mắc bệnh tự kỷ dành thời gian chơi điện tử nhiều gấp 2 lần so với những trẻ bình thường khác. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, trẻ bị tự kỷ hoặc mắc chứng rối loạn tăng động cũng có nguy cơ nghiện cờ bạc cao hơn so với trẻ bình thường.
Mặt khác nhà nghiên cứu Christopher Engelhardt cũng cho biết: "Chúng tôi phát hiện việc nghiện chơi điện tử chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự thiếu tập trung chú ý".
Bình luận (0)