Giới siêu giàu làm gì khi khủng hoảng tài chính?

04/05/2016 13:01 GMT+7

Khi mọi thứ xấu đi, các cá nhân siêu giàu thuộc top 1% thế giới bắt đầu bán cổ phiếu.

Đó là kết quả của một nghiên cứu mới, cho biết những người có thu nhập cao nhất giải cứu họ khỏi các cổ phiếu không đồng đều trong những ngày tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính. Cổ phiếu bán ra bởi những người có thu nhập cao nhất tăng “đáng kể” trong những ngày biến động, theo số liệu từ hàng triệu báo cáo nộp lên chính phủ trong những năm 2008, 2009.

Lập bản đồ hoạt động bán ra trong thời kỳ hỗn loạn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra nền tảng tâm lý của các sự kiện như khủng hoảng tài chính, khi 10.000 tỉ USD bị xóa sạch khỏi giá trị cổ phiếu Mỹ.

Kết luận chính của họ về cách nhiều người phản ứng khác nhau trước các dấu hiệu rắc rối có thể giúp xác định thành kiến về hành vi thúc đẩy sự sụt giảm của thị trường.

Những người bán ra sớm trong đợt sụt giảm ít nhất tránh được một phần của cuộc khủng hoảng tài chính thổi bay giá trị chứng khoán lớn nhất từ năm 1937, khi chỉ số S&P 500 lao dốc 57% - Ảnh: Bloomberg

“Những người có thu nhập rất, rất cao có xu hướng không đồng đều bán một nhóm các loại cổ phiếu trong thời khủng hoảng tài chính. Khó để nói chính xác có bao nhiêu người giàu liên quan đến việc này, nhưng rõ ràng là họ có đóng góp nhiều hơn vào các biến động”, chuyên gia Daniel Reck thuộc khoa Kinh tế Đại học Michigan (Mỹ), một trong các tác giả của báo cáo trên cho biết.

Một cách giải thích cho hiện tượng trên là khi nói về chứng khoán, người giàu có nhiều rủi ro hơn những người khác và thường nhạy cảm hơn với các cú sốc. Cách giải thích thứ hai cho rằng người giàu là thước đo về thời gian tốt hơn cho thị trường. Cuối cùng, hiện tượng trên có thể xảy ra là vì các nhà đầu tư kiếm được ít tiền hơn thì không sẵn sàng bán ra, chịu lỗ.

Báo cáo được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Ohio và Đại học Michigan cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng, bắt đầu từ tháng 9.2008, thị phần bán ra của nhóm 0,1% thu nhập cao nhất và các nhóm thu nhập cao khác tăng mạnh cho đến đầu năm 2009”. Các cuộc khủng hoảng chứng khoán là cơ hội đặc biệt cho nhiều tác giả để nghiên cứu nhóm đầu tư nào góp phần lớn nhất vào áp lực bán. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.