(TNO) Môn thể thao bắn cung kiểu Nhật Bản (còn được gọi là cung đạo hay Kyudo) đang thu hút nhiều bạn trẻ Hà Nội.
Cung Nhật giương ở vị trí 1/3 cây cung để lực bắn đạt đến độ mạnh nhất
|
Điều bất ngờ thú vị là, với cung đạo, không chỉ nam giới tập luyện, nhiều nữ sinh cũng thích thú tìm hiểu.
Những người thầy Nhật Bản tại CLB cho chúng tôi hay, theo quan niệm của người Nhật, cung đạo không chỉ là môn thể thao, mà đó còn là cách để học đạo làm người
Trong cung đạo, các nghi lễ như đi, đứng, quỳ, ngồi trước và sau khi bắn cung rất quan trọng. Quá trình từ lúc chuẩn bị đến bắn cung bao gồm 8 bước.
Không khí tập cung đạo tại nhà thi đấu Cầu Giấy sáng chủ nhật hàng tuần
|
Những cây cung của cung đạo được làm từ tre hoặc hoặc sợi thủy tinh, dài từ 2,1 m đến 2,3 m. Đây là loại cung dài nhất trong các loại hình của môn bắn cung. Các phụ kiện để theo đuổi bộ môn này hầu hết được nhập tại Nhật. Trong đó, những cây cung được nhập về Việt Nam với giá thấp nhất là 6 triệu đồng.
Người học lâu năm cần đầu tư thêm găng tay bằng da hươu đặc chế cùng bộ đồng phục có tên gọi là Hakama. Một bộ Hakama đầy đủ có thể may tại Việt Nam với giá 700.000 đồng hoặc nhập về từ Nhật Bản có giá khoảng 2 triệu đồng.
Cung đạo có cách giương cung khác biệt với bộ môn bắn cung thông thường ở Việt Nam. Nếu như các cung khác đều cầm và giương cung ở chính giữa thì cung Nhật lại giương ở vị trí 1/3 cây cung để lực bắn đạt đến độ mạnh nhất.
Cung đạo không dành cho người thiếu kiên trì, nhẫn nại
Cung đạo không giành cho người thiếu kiên nhẫn
|
Việc lắp tên, mắt nhìn thẳng, vai nâng lên hợp lý để lấy sức giương cung đòi hỏi người học mất từ 3 đến 6 tháng. Người học ban đầu chỉ được sử dụng cung mô hình. Khi thuộc đủ 8 động tác mới được dùng cung thật và khoảng 3 tháng sau khi tập với cung thật mới được ngắm bắn đích gần. Bởi khi chưa luyện tập đến giai đoạn thuần thục các động tác thì việc ngắm bắn có thể gây thương tích hay làm bị đau chính người bắn.
Thu Linh, lớp trưởng của CLB cung đạo cho biết: “Cung đạo cũng giống như đạo làm người, yêu cầu đối với người bắn là các kỹ thuật phải chính xác, bình ổn suy nghĩ và tâm trạng, luôn chú ý thực hiện đúng dù là những điều nhỏ nhất. Ta chỉ có thể gọi là “trúng đích” khi có tất cả những điều nhỏ nhặt ấy và mũi tên đồng thời cắm trúng đich. Khi tâm hồn và cơ thể đều phải chuẩn xác và kết hợp thì mới thả mũi tên”.
Cũng theo Thu Linh, không được đố kỵ với người bắn trúng khi ta không bắn trúng mà phải rút ra kinh nghiệm rằng kỹ thuật của mình còn nhiều thiếu sót. Shin Zen Bi (Chân - Thiện - Mỹ) là ba nhân tố cơ bản của Kyudo, một kim chỉ nam cho những người đang và sẽ tập luyện Kyudo.
Hiện tại, CLB cung đạo Hà Nội do 2 thầy giáo người Nhật phụ trách, đó là anh Suda và anh Uemura.
Hàng tuần, các thành viên trong CLB cung đạo sẽ cùng nhau tập luyện và thỉnh thoảng tham gia biểu diễn, giao lưu tại các lễ hội Nhật Bản được tổ chức. Các bạn trẻ yêu thích bộ môn này đều có thể đăng ký tham gia, học phí cho mỗi tháng chỉ là 160.000 đồng, các bạn được sử dụng miễn phí mọi dụng cụ tại CLB.
Những hình ảnh tại lớp học cung đạo tại Hà Nội:
Với cung đạo, cả nam và nữ đều thích tìm hiểu
Quá trình từ lúc chuẩn bị đến bắn cung bao gồm 8 bước
Những cây cung của cung đạo được làm từ tre hoặc hoặc sợi thủy tinh, dài từ 2,1 m đến 2,3 m Các phụ kiện để theo đuổi bộ môn này hầu hết được nhập tại Nhật
Anh Uemura, người Nhật, phụ trách CLB cung đạo Hà Nội
Cung đạo cũng giống như đạo làm người, yêu cầu đối với người bắn là các kỹ thuật phải chính xác, bình ổn suy nghĩ và tâm trạng, luôn chú ý thực hiện đúng dù là những điều nhỏ nhất. Thuật ngữ “trúng đích” chỉ được dùng khi có tất cả những điều ấy và mũi tên đồng thời cắm trúng đích |
CLB cung đạo Hà Nội được thành lập năm 2012 bởi những bạn trẻ yêu văn hóa đất nước mặt trời mọc.
Cung đạo, còn được gọi là xạ nghệ - là một trong những nghệ thuật bắn cung độc đáo của Nhật Bản.
Học cung đạo có 10 đẳng (tương đương lên đai như các bộ môn võ). Nếu muốn lên đẳng, thành viên phải học ở Việt Nam, sau đó sang Nhật bản thi. Những người học thành thạo 7 - 10 năm có lực bắn cung rất cao.
|
Bình luận (0)