Bác sĩ Lâm Hiếu Minh, Trưởng khoa Sức khỏe tâm trí, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM, cho biết bệnh trầm cảm đang gia tăng rất nhanh ở VN. Khi người trầm cảm nhiều hơn thì hành vi tự hủy hoại bản thân cũng sẽ tăng lên. Trong đó, độ tuổi thanh thiếu niên (13 - 21 tuổi) là đối tượng bị trầm cảm rất cao. Thậm chí có những cháu chỉ mới học lớp 2, lớp 3 đã bị trầm cảm.
Bóc cả thịt ra khỏi cơ thể
Những ca tự ngược đãi hay hủy hoại bản thân gần đây được cộng đồng quan tâm nhiều có thể kể đến trường hợp một nam sinh (quê Thanh Hóa) vì những biến cố của gia đình, học tập sa sút dẫn tới hoảng loạn, lo lắng, căng thẳng rồi thường xuyên đập đầu vào tường, phải nhập viện để điều trị.
|
Đấy chỉ là những trường hợp điển hình làm rúng động mạng xã hội. Khi có mặt tại các phòng khám chuyên về tâm thần, tâm lý, chúng tôi chứng kiến nhiều người trẻ với những biểu hiện chung là cúi gằm mặt và ngại giao tiếp, đến để điều trị về triệu chứng tự hành hạ bản thân này.
Tại Khoa Sức khỏe tâm trí, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM, chúng tôi ghi nhận trường hợp một học sinh 13 tuổi đến điều trị trong tình trạng nhiều vết thẹo cũ lẫn vết thương mới do dùng mảnh chai để rạch tay mình rất nhiều lần.
Qua lời kể của bác sĩ Lâm Hiếu Minh, tình trạng của cô bé này là do chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên gây gổ, đánh nhau khiến cô bé sợ hãi và lo lắng, rồi dần dần trở nên nóng tính và đập đồ vật. Một lần vô tình đập đồ, mảnh thủy tinh vỡ bắn vào người nhưng cô bé không cảm thấy đau mà lại có cảm giác rất dễ chịu (!). Từ đó cứ mỗi lần cha mẹ cãi nhau là nữ sinh này lại vào phòng, đóng cửa và lấy mảnh chai rạch tay mình để quên đi cảm giác sợ hãi, lo lắng.
Trường hợp cô gái N.V.K (26 tuổi, TP.HCM) xung đột với mẹ vì bị cấm cản chuyện hôn nhân, mỗi lần xung đột K. rất căng thẳng và buồn bực, thế là tự dùng móng tay cào khắp thân thể.
|
Bác sĩ Minh cũng cho biết thêm có nhiều ca đến điều trị với mức độ thương tổn nặng do dùng móng tay để bóc tách thịt trên cánh tay, rất hãi hùng.
Hệ quả của bệnh trầm cảm tăng
|
Lý giải cho bệnh trầm cảm ngày một tăng, bác sĩ Minh cho rằng những vấn đề về tâm lý ngày càng căng thẳng hơn, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên như áp lực học hành, những vấn đề về gia đình. Ngoài ra, những tổn thương mà các cháu gặp phải trong quá trình phát triển ngày càng nhiều hơn như bạo hành gia đình, lạm dụng xâm hại tình dục, lạm dụng thể chất, lạm dụng tinh thần… Những yếu tố thuận tiện cho trầm cảm tăng thì dẫn đến bệnh này tăng. Đặc trưng của bệnh trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên là những hành vi tự hủy hoại bản thân.
Bác sĩ Trần Duy Tâm (Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM) phân tích thêm: “Hành vi tự hủy hoại bản thân ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bởi những hành vi tự hủy hoại là mang tính tiêu cực nhưng thường hay thu rút trong chính bản thân. Đối với nam, thông thường dễ đi kiếm những hành vi phi pháp phóng chiếu ra bên ngoài xã hội như đua xe, nhậu nhẹt, đánh lộn... Còn với bản chất của nữ thì thường quay lại để chống bản thân nhiều hơn”.
“Nếu không can thiệp kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến tự sát. Bởi đến một lúc nào đó cảm giác đau đớn không thỏa mãn được nữa hoặc tổn thương càng mạnh hơn thì không còn muốn hành hạ bản thân nữa, mà sẽ nghĩ đến cái chết”, bác sĩ Minh cảnh báo.
Còn theo bác sĩ Tâm: “30% trường hợp đã bị sẽ tái phát trở lại, vì vậy nếu chúng ta có con cháu hay người thân đã từng bị thì phải luôn tìm cách quan sát và hỏi han. Đừng nên có suy nghĩ là chuyện đã qua không dám nhắc lại, vì mình càng giấu thì những yếu tố này càng có nguy cơ tái diễn hơn nữa”.
Thạc sĩ tâm lý học đường Lê Minh Huân
|
Chuyên viên tâm lý, thạc sĩ giáo dục Chế Dạ Thảo
|
Bình luận (0)