Đến Trường Sa vào những ngày nắng rát da, nheo mắt nhìn lên nhà đèn sừng sững giữa trời Nam Yết, bắt gặp hình ảnh những chàng trai nước da sạm đen vẫn đứng đấy, âm thầm giữ ngọn đèn luôn sáng mỗi đêm để định hướng tàu thuyền cũng như khẳng định cột mốc chủ quyền Tổ quốc trên Biển Đông.
tin liên quan
Thầy giáo 'hot boy' hát bolero dạy tiếng Anh bằng bài Duyên Phận gây sốt học tròThầy giáo Đặng Bá Đạo vừa cho “ra lò” bài “12 thì tiếng Anh” dựa trên nền bài hát Duyên Phận khiến cộng đồng mạng thích thú. Dù clip bài hát “chế” chỉ 5 phút nhưng đã hệ thống kiến thức cơ bản của 12 thì trong tiếng Anh.
Tại đảo Nam Yết, các công nhân đèn biển thay phiên nhau canh giữ ngọn đèn. Nguyễn Văn Thuấn kể đã gắn bó với ngọn hải đăng nhiều năm nay. Từ nhỏ, Thuấn đã thích biển, thích ra ngoài khơi xa. Khi lớn lên, Thuấn được ra đảo làm nhiệm vụ giữ ngọn hải đăng như một cơ duyên.
“Mỗi ngày tụi mình bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo cho đèn ngày nào cũng hoạt động tốt từ 17 giờ 30 - 5 giờ 30 sáng hôm sau cũng như quan sát hàng hải có gì biến động, rồi đèn có sự cố gì là phải thay ngay, không được để đèn tắt”, Thuấn nói.
Thuấn tâm sự: “Mỗi lần đứng trên ngọn hải đăng nhìn những bãi san hô chìm giữa biển sóng mênh mông mới cảm nhận hết được ý nghĩa công việc mình đang làm. Còn trẻ là còn cống hiến, chỉ sợ tuổi già thì không đứng giữ biển, giữ đảo được nữa thôi”.
|
Điều đặc biệt là em trai Thuấn - Nguyễn Văn Thường cũng đang làm nhiệm vụ canh giữ đèn biển ở đảo Đá Tây B. Cũng chất người mộc mạc, hiền từ nhưng Thường lại có vẻ ngượng ngùng hơn anh trai khi trò chuyện với chúng tôi.
“Ở ngoài này lâu ngày mới được tiếp xúc với con gái nên ngại lắm. Một năm về quê một lần cũng thấy không quen với đất liền, ngại đi chơi, ngại gặp con gái”, Thường ngập ngừng thừa nhận.
tin liên quan
Giới trẻ 'trang điểm' giày không đụng hàng gây sốtNhiều bạn trẻ ở TP.HCM đã chọn cho mình một cách thể hiện mang đậm dấu ấn cá nhân độc đáo bằng cách “custom” giày: thiết kế giày theo ý muốn. Một trào lưu độc lạ và sáng tạo với giới trẻ.
Sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Hóa chất Phú Thọ, Thường chuyển sang học về hàng hải để được ra đảo. Đầu năm 2011, Thường thực hiện được nguyện ước của mình và nhận công tác ở đảo Trường Sa lớn.
“Lúc đầu mới ra đảo cũng không nghĩ mình sẽ bám lâu đến thế này. Thật ra, nếu có nguyện vọng cũng sẽ được chuyển về gần bờ. Nhưng giờ mỗi lần đi phép về nhà khoảng 2 tháng lại nhớ tiếng sóng biển, nhớ anh em ngoài này. Nửa đêm ngủ ở đất liền mà cứ giật mình liên tục vì nhớ ca trực”, Thường bộc bạch.
Mặc dù tuổi xuân của hai anh em đều gắn với biển đảo, với ánh đèn hải đăng mỗi đêm nhưng cả hai đều kể về công việc một cách thật giản dị.
“Khó khăn nào cũng làm ta trưởng thành hơn và sức chịu đựng cũng tốt dần lên. Không có rau ăn, ta chế biến các loại củ dự trữ để bữa ăn phong phú hơn. Điều kiện càng khó khăn, ta càng rèn được ý chí của bản thân. Gia đình nuôi ta khôn lớn, các ngọn hải đăng lại giúp ta trưởng thành”, Thường trải lòng.
Bình luận (0)